Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam

Thứ năm, 21/07/2022 16:07

TMO - Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) được công nhận là khu Ramsar thứ 50 của thế giới và là khu Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam Á và Việt Nam vào năm 1989. Từ đó đến nay, tỉnh Nam Định tăng cường triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tại khu đất ngập nước giá trị này. 

Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy) có tổng diện tích 14.500ha, trong đó hơn 7.100ha là vùng lõi và hơn 7.300ha là vùng đệm, nằm trên địa bàn 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải; là khu bảo tồn đa dạng sinh học và khu dự trữ sinh quyển thế giới có tiềm năng rất lớn để khai thác và nuôi trồng thủy sản. 

Khu vực này có 14 kiểu sinh cảnh, bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tạo. Sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và rừng ngập mặn tự nhiên ít bị tác động.

Thực vật ưu thế trong rừng quốc gia Xuân Thủy là loài cây trang, bần, tra và ô rô mọc tự nhiên rải rác khắp khu vực. Riêng tại khu sinh thái ngập nước Cồn Lu, cây phi lao được trồng với diện tích lớn, đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim rừng di cư. Ngoài ra, các loài rong thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh có giá trị kinh tế cao, nhất là loài rong câu chỉ vàng.

Chim di trú là loài đặc trưng tại VQG Xuân Thủy ( Ảnh: ST) 

Qua các đợt khảo sát năm 1988 và 1994, tại VQG Xuân Thủy đã quan sát được trên 20.000 cá thể chim nước trong khu vực, trong đó có 8 loài chim bị đe dọa và sắp bị đe dọa ở mức toàn cầu, đó là cò thìa, cò trắng Trung Quốc, choắt lớn mỏ vàng, mòng bể mỏ ngắn, bồ nông chân xám, rẽ mỏ thìa, giang sen, choắt chân màng lớn. 

Khu vực bãi bồi cửa sông, ven biển thuộc VQG Xuân Thủy đã có 1.647 loài, trong đó có tới 9 loài chim, 3 loài cá, 4 loài bò sát, 1 loài giáp xác có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007; 19 loài cá, 1 bò sát, 14 loài chim có tên trong Danh lục đỏ của IUCN-2015. Đây cũng là nơi lưu trú, kiếm ăn của 222 loài chim, hơn 160 loài cá và gần 500 loài động vật nổi và động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nam Định trong những năm qua sự thay đổi dòng chảy, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều, mực nước biển dâng cao kết hợp với triều cường và sóng biển sẽ ảnh hưởng ngày một nhiều hơn tới diện tích rừng ngập mặn, nhất là khu vực rừng được hình thành từ các loài cây có sinh khối nhỏ, tầng tán thấp, dễ bị chết hàng loạt (bần chua, trang, sú...).

Bên cạnh đó, hệ động vật đa dạng phong phú của VQG Xuân Thủy đã và đang chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản của người dân ở khu vực lân cận. Một số loài đặc hữu có giá trị cả về kinh tế và sinh thái như: móng tay, cáy mật, phi... đang bị đe dọa về số lượng và sự phân bố tại VQG.

Xác định được vai trò, vị thế và tầm quan trọng của vùng đất ngập nước Xuân Thủy, trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học tại khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. 

Ngoài ra, VQG phối hợp cùng địa phương tổ chức, hướng dẫn cho người dân khai thác thủy sản bền vững dưới tán rừng, như thành lập các tổ cộng đồng tự quản vừa khai thác vừa bảo vệ rừng điển hình như xã Giao An, Giao Lạc. Các chương trình dự án trồng rừng, phục hồi rừng và tái thả nguồn lợi thủy sản kết hợp với việc thực hiện cơ chế khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, từ đó tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương và duy trì hiện trạng đa dạng sinh học tại khu Ramsar Xuân Thủy.

Tỉnh Nam Định tăng cường phối hợp triển khai các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm phục hồi rừng ngập mặn tại VQG. Ảnh: ST  

Vừa qua, Dự án “Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng ĐBSH” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc đã được triển khai từ năm 2021 tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Trong vòng 4 năm từ 2021 – 2024, Dự án đặt ra 4 mục tiêu cụ thể: Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn tại vùng ĐBSH; phát triển sinh kế cho người dân địa phương thông qua phục hồi rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái biển; xây dựng năng lực phục hồi rừng và sản xuất cây giống; thực hiện nghiên cứu chung về quản lý bền vững rừng ngập mặn.

Quy mô của Dự án là trồng mới 250ha, phục hồi 80ha rừng ngập mặn tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và khu vực huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Một số nội dung chính của Dự án là thiết lập vườm ươm giống cây rừng ngập mặn tại huyện Kim Sơn; trồng mới, trồng bổ sung 330ha diện tích rừng ngập mặn; hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái; hỗ trợ phát triển sinh kế; đào tạo, nâng cao năng lực, truyền thông và tham quan học tập; hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ rừng; nghiên cứu phát triển…

Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên đặc biệt là hệ sinh thái đa dạng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên. Theo đó, đối với du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy, tỉnh có chủ trương mở rộng bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại trụ sở VQG Xuân Thủy để phục vụ nhu cầu của du khách.

Việc đẩy mạnh phát triển mô hình sinh kế, du lịch sinh thái gắn với bảo vệ tài nguyên tại VQG Xuân Thủy được tỉnh chú trọng 

Xây dựng bến cập tàu du lịch đón khách du lịch đi tàu biển từ Quất Lâm, phát triển đội tàu khách tiêu chuẩn tới tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn; xây dựng hệ thống nhà sàn, chòi quan sát, bãi cắm trại du lịch làm điểm dừng chân cho du khách ở Cồn Lu (diện tích khoảng 2.500ha). Mở rộng mô hình du lịch cộng đồng vùng đệm VQG Xuân Thuỷ; từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Nam Định đã đã phê duyệt triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen động vật, khảo nghiệm lựa chọn và trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn có triển vọng nhằm cải thiện tổ thành loài, nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài cây ngập mặn có ưu thế về sinh khối, sinh thái và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, đồng thời đáp ứng nhiều mục đích của dải rừng ngập mặn ven biển của tỉnh. 

Thời gian tới, Sở KH&CN phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý VQG Xuân Thủy tiếp tục đề xuất những hướng nghiên cứu mới, triển khai các dự án thực nghiệm phù hợp yêu cầu bảo tồn, phát triển giá trị kinh tế - xã hội và môi trường tại nơi đây. 

 

 

Minh Phương 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline