Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo đảm an toàn cho người dân vùng ảnh hưởng thiên tai

Thứ sáu, 16/06/2023 07:06

TMO - Nằm trong khu vực Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và khe suối sâu, độ dốc lớn, hằng năm tỉnh Lào Cai  chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, mưa lũ; nhiều khu dân cư tại các huyện thuộc vùng cao, biên giới bị đe dọa an toàn vì lở đất, lở núi. Trước mùa mưa lũ năm nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các huyện chủ động rà soát, lập phương án cụ thể sẵn sàng ứng phó.

Trước diễn biến bất thường, phức tạp của tình hình thiên tai, tỉnh Lào Cai đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện hạ tầng phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, hệ thống thủy lợi, thủy điện có tác dụng điều tiết, phòng, chống thiên tai: Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.143 hệ thống công trình thuỷ lợi (tăng 723 công trình so với năm 1991; tăng 26 công trình so với năm 2010), có 107 đập, hồ chứa nước thủy lợi (có 02 đập, hồ chứa nước lớn; 09 đập, hồ chứa nước vừa; 66 đập, hồ chứa nước nhỏ và 30 đập, hồ chứa nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018).

Công trình kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai trong những năm gần đây đã được tỉnh quan tâm đầu tư. Cụ thể, hệ thống kè chống sạt lở bờ sông, suối được kiên cố tại các điểm xung yếu với tổng số 76,226 km, trong đó có 34,246 km kè biên giới, 41,98km kè nội địa; 47 trạm đo mưa (trong đó có 34 trạm đo tự động Vinarain); 02 hệ thống cảnh báo sớm thiên tai; 01 hệ thống cảnh báo sớm lũ bùn đá kết hợp (năm 1991 hầu như chưa có công trình kè); hệ thống cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện lưới, thông tin liên lạc, loa phát thanh đã cơ bản phủ kín, kết nối các trung tâm thôn xã với nhau; công trình trạm y tế xã đã đạt tỷ lệ 01 trạm/1 xã đảm bảo sơ ứng cứu bước ban đầu khi xảy ra thiên tai...

Tỉnh Lào Cai hiện có 127 xã, 1.254 thôn, bản với 103.797 hộ sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (Trong đó có 1.168 thôn, bản có dưới 100 hộ/9 huyện, thị xã, thành phố). Địa bàn sinh sống của các hộ chủ yếu ở vùng có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân tán, rải rác, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất của người dân chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa mang tính hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất theo hướng công nghệ cao, dẫn đến thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều điểm dân cư phân bố không đồng đều, tình trạng dân di cư tự do theo chiều từ nông thôn ra thành phố và di cư đi các tỉnh tuy có giảm, song vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp gây hậu quả xấu về an ninh và trật tự xã hội. Do tình hình biến đổi khí hậu nên nhu cầu bố trí dân cư nông thôn trong những năm tới còn rất lớn. 

Lào Cai chú trọng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các chính sách, quy hoạch của tỉnh. 

Báo cáo của Sở NN&PTNT Lào Cai, hiện toàn tỉnh đang có 769 điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai, trong đó 601 điểm chưa có biển cảnh báo (71 điểm ngầm tràn; 22 điểm sạt lở đất; 113 điểm lũ ống, lũ quét; 107 điểm ngập úng; 36 điểm sạt lở bờ sông, suối; 52 điểm sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy). Giải pháp trước mắt đang được triển khai tại các điểm nguy hiểm trên là cử lực lượng theo dõi, canh trực khi có mưa lớn và không xây dựng nhà tại vị trí có nguy cơ sạt lở, đồng thời lắp đặt hệ thống cảnh báo mực nước tại các ngầm tràn, khu vực có nguy cơ ngập úng…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đã tham mưu cho tỉnh các giải pháp phòng, chống thiên tai, trong đó chú trọng vào các công trình, khu dân cư để chủ động phương án đầu tư đảm bảo an toàn về lâu dài, hoặc di chuyển dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, đề xuất với tỉnh, với Trung ương đầu tư các công trình cấp thiết để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Bên cạnh đó, kế hoạch phòng, chống thiên tai cũng được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với từng vùng; nâng cao năng lực của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp…

Trong năm 2023, Lào Cai dự kiến sắp xếp 230 hộ dân với tổng kinh phí hỗ trợ di chuyển 13.160 triệu đồng. Trong đó, có 201 thuộc vùng thiên tai, 2 hộ dân cư vùng biên giới và 27 hộ dân vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể, có 59 hộ được bố trí sắp xếp tập trung, 153 hộ xen ghép và 18 hộ bố trí tại chỗ. Về mức hỗ trợ, đối với các hộ di chuyển xen ghép là 80 triệu đồng/hộ (nhóm I) và 60 triệu đồng/hộ (nhóm II); hỗ trợ di chuyển 15 triệu đồng/ hộ (sắp xếp tập trung); 20 triệu đồng/hộ (sắp xếp tại chỗ).

Tinh Lào Cai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, trong đó thực hiện 04 dự án sắp xếp dân cư tập trung, gồm: Dự án chuyển tiếp 01 dự án; khởi công mới 03 dự án, để phục vụ bố trí sắp xếp 195 hộ trong vùng thiên tai nguy hiểm. Nhu cầu kinh phí năm 2023 là 61,5 tỷ đồng. Việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư nông thôn theo Quyết định 590/QĐ-TTg, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm cụ thể hóa Đề án số 01/ĐA-TU của Tỉnh ủy về “phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới” và nhu cầu sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định 590/QĐ-TTg. Theo đó, trong mục tiêu bố trí, sắp xếp được 1.674 hộ ổn định dân cư giai đoạn 2022 – 2025 sẽ thực hiện sắp xếp các hộ ra khỏi vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn 1.635 hộ và sắp xếp dân cư vùng biên giới 39 hộ. Về hình thức sắp xếp: Sắp xếp tập trung 737 hộ, xen ghép 488 hộ, ổn định tại chỗ 449 hộ.

Năm 2023 tỉnh Lào Cai sẽ di dời, bố trí nơi ở mới cho 230 hộ vùng thiên tai nguy hiểm và vùng đặc biệt khó khăn. Ảnh: NT. 

Theo báo cáo năm 2022, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra 27 đợt thiên tai, trong đó có 22 đợt mưa lớn và 5 đợt rét đậm, rét hại, làm chết 9 người, 1.673 nhà ở bị thiệt hại và ảnh hưởng, 1.020 ha cây cối, lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Thiên tai xảy ra cũng làm thiệt hại nhiều trường học, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương thủy lợi, đường giao thông… trên địa bàn tỉnh. Tổng thiệt hại về kinh tế ước trên 125 tỷ đồng.

Năm 2022, tỉnh Lào Cai thực hiện kế hoạch sắp xếp 90 hộ dân cư với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng, gồm sắp xếp dân cư thiên tai 51 hộ và sắp xếp dân cư biên giới 39 hộ. Trong đó sắp xếp tập trung 50 hộ, sắp xếp dân cư xen ghép 16 hộ, ổn định tại chỗ 24 hộ. Việc bố trí ổn định dân cư tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài; hướng tới hình thành các điểm dân cư đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc.

Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

Cùng với việc bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, địa phương này cũng xây dựng, củng cố, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai, trong đó chú trọng các công trình sạt lở bờ sông, bờ suối tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng các công trình kè, khu tập trung dân cư, các công trình hạ tầng phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các cơ sở hạ tầng quan trọng, các công trình hạ tầng trọng điểm, xung yếu. Tập trung sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hồ, đập bảo đảm chủ động phòng chống mưa, lũ theo mức thiết kế. 

 

 

Hải Yến 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline