Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Báo cáo tài nguyên nước quốc gia: Công cụ để hoạch định và phát triển bền vững nguồn nước

Thứ sáu, 05/08/2022 07:08

TMO - Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016- 2021 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố được đánh giá là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các Bộ, ngành và địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình hoạch định, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Theo đó, Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016- 2021 bao gồm 5 Chương: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Hiện trạng tài nguyên nước; Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Ô nhiễm, suy thoái, cạn kệt nguồn nước; Quản lý tài nguyên nước.

Báo cáo nêu rõ quá trình phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến nhu cầu khai thác sử dụng nước tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, trong khi nguồn nước là hữu hạn, khả năng phát triển tài nguyên nước còn hạn chế, các yếu tố không bền vững về tài nguyên nước không suy giảm mà có nguy cơ gia tăng trong thời gian gần đây.

Việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước khi mà việc xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Tính hết năm 2021, dân số cả nước khoảng 98,5 triệu người. Với sự gia tăng dân số dẫn đến việc gia tăng về nhu cầu sử dụng nước cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn nước dưới đất. 

Báo cáo tài nguyên nước quốc gia 2016-2021 nếu bật hiện trạng cũng như thách thức trong khai thác, quản lý tài nguyên nước thời gian qua 

Hiện nay, tổng lượng tài nguyên nước mặt trên toàn quốc khoảng 844 tỷ m3 /năm (lượng nước trong nước khoảng 340 tỷ m3 /năm và ngoại sinh khoảng 504 tỷ m3 /năm và phân bố không đều trong năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

Mặt khác, dòng chảy hàng năm phân bố không đều chủ yếu trên lưu vực sông Cửu Long (khoảng 56%), lưu vực sông Hồng-Thái Bình (khoảng 18%), còn lại ở các lưu vực sông khác. Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam là các sông xuyên biên giới. Lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng gần 60% tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn quốc.

Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ khoảng 91 tỷ m3/năm (nước ngọt khoảng 69 tỷ m3/năm, nước mặn khoảng 22 tỷ m3/năm), trữ lượng nước ngọt có thể khai thác khoảng 22 tỷ/năm. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 

Mạng lưới quan trắc khí tượng quốc gia có 1.107 trạm có đo mưa. Trong đó, có 213 trạm khí tượng bề mặt, 865 trạm đo mưa, 28 trạm khí tượng hải văn và ra đa thời tiết và 01 trạm khí hậu toàn cầu đang hoạt động. Trên cả nước có 354 trạm thủy văn và 46 trạm tài nguyên nước mặt do Trung ương quản lý. Các trạm thủy văn được xây dựng trên sông chính, sông nhánh lớn và tập trung nhiều trên các LVS Hồng – Thái Bình, Mã, Cả, Vu Gia – Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Long. Ngoài ra, tính đến năm 2021, mạng lưới trạm quan trắc nước dưới đất thuộc Trung ương quản lý có 412 điểm với 805 công trình. 

Tổng hợp số liệu báo cáo từ các Bộ, địa phương, đến hết năm 2021 trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác sử dụng nước (29.860 công trình khai thác nước mặt: 6.750 hồ thủy lợi, 589 hồ thủy điện, 3.659 đập dâng, còn lại là các công trình cống, trạm bơm và các công trình khác; khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất).

Trong đó, khoảng 26.826 công trình thuộc đối tượng quản lý, cấp giấy phép khai thác sử dụng nước, với khoảng 16.480 công trình khai thác nước mặt (5.697 hồ chứa, 1.287 đập dâng, 6.560 cống, trạm bơm, còn lại là các công trình khác) và khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất (10.291 công trình giếng khoan và 55 loại hình công trình khác).

Tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương, đến hết năm 2021, lượng nước khai thác sử dụng của các công trình đã được cấp giấy phép khoảng 40,69 tỷ m3 /năm, trong đó lượng nước mặt khoảng 39,05 tỷ m3 /năm (khoảng 2.174 công trình đã được cấp giấy phép) và lượng nước dưới đất khoảng 1,64 tỷ m3 /năm (khoảng 10.346 công trình đã được cấp giấy phép).

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả sẽ tác động tới chất lượng và những vấn đề môi trường của nguồn tài nguyên này 

Theo mục đích sử dụng, tổng lượng nước tưới khoảng 20,43 tỷ m3 /năm, sinh hoạt và công nghiệp khoảng 20,26 tỷ m3 /năm và tổng công suất của các công trình thủy điện đã được cấp giấy phép khai thác 25.810MW. Lượng nước khai thác sử dụng của các công trình đã được cấp giấy phép phân theo các lưu vực sông, vùng địa lý. 

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại 1.070 vị trí (7 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt quốc gia và 1.063 vị trí quan trắc từ 38 tỉnh gửi báo cáo), chủ yếu quan trắc các chỉ tiêu DO, TSS, COD, BOD5... cho thấy, trong giai đoạn 2016-2021 chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên các lưu vực sông nhiều vị trí vượt quy chuẩn QCVN08 cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2) tập trung chủ yếu ở các vùng trung và hạ lưu; ô nhiễm cục bộ xảy ra ở các đoạn sông chảy qua các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề.

Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất giai đoạn 2016-2021 tại 412 vị trí (802 giếng, 24.944 mẫu) quan trắc tài nguyên nước quốc gia, đánh giá các chỉ tiêu TDS, Mn, Fe, NO3-... theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT trên các vùng ĐBSH, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL (vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ hiện chưa có trạm quan trắc) đều cho kết quả ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau. 

Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên nước quốc gia, những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong giai đoạn 2016-2021 và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về tài nguyên nước trong những năm tới cần phải tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, thách thức như: Thiếu thông tin, số liệu, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý; Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; Nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; Hiệu quả khai thác sử dụng nước trong các ngành còn thấp.

Áp lực phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nước gia tăng, mâu thuẫn khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương còn phổ biến; Ô nhiễm nguồn nước gia tang; Khả năng tiếp cận nước sạch, an toàn với chi phí hợp lý cho sản xuất, sinh hoạt còn chưa cao; Duy trì và phát triển diện tích rừng, bảo vệ nguồn sinh thuỷ; Tác động của biến đổi khí hậu và rủi ro do nước gây ra.

Để giải quyết các vấn đề tồn tại, thách thức về tài nguyên nước nêu trên, trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả và tập trung vào một số giải pháp sau: Tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, phát triển, điều hòa phân bổ tài nguyên nước đảm bảo chủ động nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất.

Chủ động các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững 

Chủ động kế hoạch sử dụng nước trên sông xuyên biên giới trên cơ sở giám sát, hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, vận hành khai thác nguồn nước; Cải thiện, phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng, đảm bảo an ninh nước cho môi trường.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác; Nâng cao năng lực ứng phó tác động biến đổi khí hậu và các rủi ro khác liên quan đến nước.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước; Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ; Xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia; Xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia.  

 

 

Hà Linh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline