Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

“Băng vĩnh cửu tan chảy” – mối đe dọa làm hỏng 50% cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực

Thứ năm, 13/01/2022 09:01

TMO - Cảnh báo, khoảng 50% cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực tiềm ẩn nguy cơ bị phá hủy vào năm 2050 do lớp băng vĩnh cửu nơi đây đang tan chảy mạnh (theo các nhà hoạt động chuyên môn).

Trong đánh giá nghiên cứu khoa học đăng tải trên tạp chí “Nature Reviews Earth & Environment”, lớp băng vĩnh cửu trên Trái đất đang ấm dần lên ở mức trung bình 0,3-1oC mỗi thập kỷ kể từ những năm 1980. Trong đó, một số nơi ở khu vực Bắc Cực cao (High Artic) ghi nhận nền nhiệt tăng hơn 3oC trong 40 năm qua.

Theo các nhà khoa học, mức tăng nhiệt này đủ làm tan chảy một phần lớn của tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Thực tế, các cơ sở hạ tầng như đường sá, công trình xây dựng ở khu vực Alaska, phía Bắc của nước Nga và Canada đang có dấu hiệu bị rạn nứt.

Một công trình công nghiệp ở Cộng hòa Sakha (Yakutia), Nga bị phá hủy khi lớp băng vĩnh cửu dưới móng tòa nhà tan chảy. (Ảnh: RT)

Nhà địa lý học, Ông Dmitry Streletskiy (Mỹ) và đồng tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh rằng các công trình xây dựng trên vùng đất băng vĩnh cửu đang “gặp phiền toái”. Tuy nhiên, ông cho rằng không giống như một trận động đất, quá trình ảnh hưởng diễn ra tương đối chậm, do đó con người vẫn đủ thời gian để giảm thiểu một phần thiệt hại có thể xảy ra.

Các nhà khoa học nhận định xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Phân tích hình ảnh vệ tinh, các nhà khoa học ước tính ít nhất 120 nghìn tòa nhà, 40 nghìn km đường sá, và 9.500 km đường ống có thể bị hư hại, đáng chú ý là một số đường cao tốc của Canada, Hệ thống đường ống xuyên Alaska, và các thành phố Vorkuta, Yakutsk và Norilsk của Nga.

Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng của con người hiện vẫn đang tiếp diễn ở Bắc Cực. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng cơ sở hạ tầng dọc bờ biển khu vực này đã tăng 15% (tương đương 180 km2) kể từ năm 2000 đến nay, chủ yếu liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí (70%).

Trong quá trình thi công các công trình trên vùng đất băng vĩnh cửu, các nhà thầu đã áp dụng nhiều công nghệ có chi phí cao như đặt các đường ống tản nhiệt dọc theo tuyến đường và phần móng để bảo đảm sự ổn định của lớp băng vĩnh cửu.

Ước tính chi phí bảo trì, bảo dưỡng các hạ tầng chính có thể tăng thêm 15,5 tỷ USD đến giữa thế kỷ, tuy nhiên, điều này được cho là vẫn không thể ngăn được thiệt hại dự báo có thể lên đến 21,6 tỷ USD.

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã và đang tập trung vào việc theo dõi lượng carbon tích trữ trong lớp băng vĩnh cửu. Họ quan ngại rằng sự tan chảy của lớp băng này sẽ khiến một lượng khí nhà kính khổng lồ (CO2 và methane) thoát ra bầu khí quyển và làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

 

 

T. Văn

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline