Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 17:03

Tin nóng

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Thứ bảy, 29/03/2025

Ban hành Quy định mới về quan trắc xâm nhập mặn

Thứ sáu, 10/01/2025 05:01

TMO - Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn. Thông tư sẽ áp dụng đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia có hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát xâm nhập mặn. Đồng thời quy định rõ về các kỹ thuật trong quá trình quan trắc, điều tra.

Cụ thể, Thông tư số 47/2024/TT-B-TNMT quy định kỹ thuật về quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025. Về đối tượng áp dụng, Thông tư áp dụng đối với mạng lưới trạm KTTV quốc gia có hoạt động quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó quy định kỹ thuật về quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn tại các vùng sông ven biển, bao gồm các sông, nhánh sông, kênh, rạch ở khu vực ven biển bị ảnh hưởng của thủy triều.

Thông tư số 47/2024/TT-B-TNMT đã nêu rõ các quy định kỹ thuật về yếu tố, trang thiết bị quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn; cách thức quan trắc mặn thủ công và quan trắc mặn tự động. Với quan trắc mặn thủ công, Thông tư quy định về vị trí quan trắc, chế độ quan trắc, các bước quan trắc mặn, quan trắc hoặc thu thập một số yếu tốt KTTV, tính toán và chỉnh lý dữ liệu quan trắc.

Thời gian quan trắc tiến hành trong 6 tháng mùa cạn. Cụ thể, đối với sông ở khu vực miền Bắc và miền Nam, bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 5 năm sau. Đối với sông ở khu vực miền Trung, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 của năm; từ Bình Định đến Bình Thuận bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 của năm. Đối với sông ở những khu vực có diễn biến xâm nhập mặn bất thường có thể tiến hành quan trắc hoặc điều tra, khảo sát ngoài khoảng thời gian nêu trên.

Tại những khu vực thường có diễn biến xâm nhập mặn thấp, nếu trong quá trình quan trắc vào giai đoạn gần cuối mùa cạn mà xuất hiện 2 kỳ nước cường cao nhất liên tiếp có độ mặn dưới 0,1‰ thì xem xét, đánh giá ngừng công tác quan trắc mặn của mùa cạn đó. Với quan trắc mặn tự động, Thông tư quy định về trạm quan trắc mặn tự động (vị trí, nguyên tắc đặt trạm, chế độ quan trắc, trang thiết bị), đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo mặn tự động, cách thức vận hành và truyền, nhận, lưu trữ thông tin dữ liệu, tính toán lập biểu dữ liệu.

Về điều tra, khảo sát, nguyên tắc là trên đoạn sông điều tra, khảo sát phải bố trí tối thiểu 3 điểm quan trắc, phân bố từ cửa sông lên thượng lưu và đảm bảo khoảng cách giữa các điểm quan trắc. Cụ thể, khoảng cách đối với sông ở khu vực miền Bắc từ 5 ÷ 7km; sông ở khu vực miền Trung từ 3 ÷ 5km; sông ở khu vực miền Nam từ 10 ÷ 15km.

Trong trường hợp sông có tình trạng xâm nhập mặn phức tạp, nguy cơ diễn biến bất thường có thể giảm khoảng cách giữa các điểm quan trắc để bảo đảm xác định được ranh giới xâm nhập mặn theo nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng nước. Các điểm quan trắc được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).

Trạm quan trắc xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh minh hoạ: PA). 

Các điểm quan trắc trên đoạn sông điều tra, khảo sát đảm bảo các yêu cầu: Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt; không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn; không có dòng nhập lưu; ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người. Thông tư cũng quy định công tác báo cáo tình hình quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn.

Theo đó, báo cáo bao gồm: báo cáo tình hình hoạt động theo tháng đối với từng trạm/điểm quan trắc (thủ công và tự động); tuyến điều tra, khảo sát và báo cáo tổng kết quan trắc theo đợt hoặc năm đối với các đơn vị quản lý công tác quan trắc và điều tra, khảo sát. Các đơn vị thực hiện các chương trình quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin, số liệu về tình hình xâm nhập mặn gửi Tổng cục Khí tượng Thủy văn trước ngày 8 hàng tháng (đối với các báo cáo, số liệu hàng tháng), và sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc đợt hoặc năm quan trắc (đối với báo cáo tổng kết, số liệu theo đợt hoặc cả năm).

Thông tư số 39/2016/TT-BTNMT ngày 19/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Riêng các tổ chức, cá nhân đã được phê duyệt chương trình quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo Thông tư số 39.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ của Trái đất, khiến dung tích nước của các đại dương tăng, băng từ các vùng cực tan chảy, mực nước biển dâng cao, mở rộng vùng xâm nhập mặn, thu hẹp diện tích nước ngọt.

Bên cạnh đó, xâm nhập mặn là quá trình nước biển lấn sâu vào đất liền qua cửa sông do ảnh hưởng của hiện tượng thủy triều làm cho nước sông bị nhiễm mặn. Để có cơ sở triển khai các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn thì việc quan trắc xâm nhập mặn là rất cần thiết.

 

 

Thuỳ Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline