Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Bãi bỏ các quy định cũ về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Thứ bảy, 06/05/2023 07:05

TMO - UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa ban hành quyết định bãi bỏ các quy định cũ về quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư do không còn phù hợp.

Cụ thể, Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND có hiệu lực từ 8/5/2023 có nội dung bãi bỏ Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Hai quyết định bị bãi bỏ đều có nội dung quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa. 

Theo Sở TN&MT, trong quá trình triển khai áp dụng Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND để cụ thể hóa việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các địa phương đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, các quy định chưa xác định được thời điểm khảo sát giá đất dẫn đến giá đất bồi thường tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phù hợp gây thắc mắc, khiếu nại của người dân có đất thu hồi; Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các quyết định trên quy định thời gian để giải quyết cho từng dự án nhưng chưa xem xét đến yếu tố quy mô diện tích đất thu hồi, số lượng hồ sơ phải giải quyết. Trong khi đó, có dự án thu hồi diện tích nhỏ, số lượng người sử dụng đất ít, có dự án thu hồi diện tích lớn, số lượng người bị thu hồi đất nhiều dẫn đến các địa phương đều không thực hiện đúng thời gian theo quy định.

Một số công việc có thể tiến hành song song, nhưng theo trình tự lại phân thành từng bước cụ thể để thuận tiện trong quá trình thực hiện nên ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng và tiến độ thực hiện dự án nói chung.

Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định chung về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Do đó, Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND cần thiết phải bãi bỏ.

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline