Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 06:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Bài 2. Buôn bán trái phép động vật hoang dã đang là vấn nạn toàn cầu

Chủ nhật, 12/06/2022 09:06

TMO - Buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) đã trở thành một loại hình tội phạm xuyên quốc gia với diễn biến ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế cho thấy, buôn bán ĐVHD trái phép ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái; ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như khai thác, sử dụng ĐVHD làm gia tăng rủi ro về lây lan dịch bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ngoài ra, tình trạng trên còn ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế như tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD thường liên quan đến các loại tội phạm khác như trốn thuế, buôn lậu, buôn vũ khí, tham nhũng, rửa tiền….

‘Buôn bán ĐVHD’ là loại tội phạm nghiêm trọng nhất

Theo báo cáo (2016) của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), buôn bán ĐVHD là hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia. Hiện đã xác định được sự hiện diện của các đường dây buôn bán trái phép ĐVHD ở khoảng 80 nước trên thế giới. Ở phạm vi khu vực, Đông Nam Á là mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán trái phép ĐVHD.

Hiện nay, Việt Nam đang được xem là một trong những điểm nóng về buôn bán động, thực vật hoang dã trên thế giới. Hoạt động buôn bán trái pháp luật các loài hoang dã ở quy mô thương mại xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 80, khi đất nước đổi mới và mở cửa, dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ, giao thông đi lại thuận lợi, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng cũng “góp phần” làm gia tăng tình trạng buôn bán các loài hoang dã. Hơn nữa, thu nhập của người dân tăng lên cũng là lúc tầng lớp giàu có bắt đầu có điều kiện  mua sắm, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, bao gồm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, mỹ nghệ, trưng bày, trang trí, quà biếu, tặng từ sản phẩm của các loài hoang dã... đặc biệt, nhu cầu động vật hoang dã phục vụ ngành y học cổ truyền châu Á đang đe dọa nghiêm trọng đến nhiều quần thể hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Thu giữ hổ nuôi trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).

Buôn lậu động vật hoang dã có thể được thúc đẩy bởi các yếu tố lợi nhuận, trao đổi hàng hóa, sinh tồn, sở hữu cá nhân hoặc do hậu quả xung đột giữa người và động vật, trong đó, yếu tố lợi nhuận sẽ quyết định việc hình thành các tổ chức, đường dây tội phạm động vật hoang dã quy mô, phức tạp.

Theo nghiên cứu và phân tíchcủa Cơ quan Điều tra Môi trường EIA (2018) đã chỉ ra nhiều nhóm tội phạm có tổ chức, có sự tham gia của người Việt Nam đang hoạt động tại Mozambique và các quốc gia châu Phi khác để buôn lậu ĐVHD về Việt Nam và/hoặc trung chuyển qua Việt Nam. Các tổ chức tội phạm này có nhiều chiêu trò, phương thức che giấu tinh vi, và sử dụng các đối tượng chuyên vận chuyển để vận chuyển hàng hóa trên nhiều tuyến đường. Là một tuyến trung chuyển quan trọng cho các lô hàng ngà voi lớn sang Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là quốc gia ‘sở hữu’ ngành công nghiệp chế tác đang phát triển và là một trong những thị trường buôn bán ngà voi lớn nhất thế giới. 

Các đối tượng buôn bán ĐVHD sử dụng nhiều phương thức che giấu, ngụy trang để tránh bị phát hiện - Nguồn: EIA.

Theo số liệu từ WCS ghi nhận từ các nguồn mở, trong 2 năm (2020-2021) tại Việt Nam, có ít nhất 601 vụ việc phát hiện, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, liên quan đến ít nhất 30 loài bị xâm hại, trong đó các loài phổ biến nhất là tê tê, voi, rùa, hổ, tê giác và các loài khác như kỳ đà, cày, rắn, khỉ…với ít nhất 14.623 cá thể các loài ĐVHD và 96.533 kg sản phẩm ĐVHD (da, xương, sản phẩm chế tác…) bị bắt giữ. Số liệu từ các nguồn mở này cũng cho thấy có sự giảm đáng kể về số lượng vụ việc vi phạm và khối lượng ĐVHD bị phát hiện, bắt giữ, xử lý từ khi dịch COVID-19 bùng phát so với giai đoạn trước đó (2018-2019).

Như vậy, nếu so với đỉnh năm 2019 trước khi Covid-19 bùng phát thì đến năm 2021 số vụ đã giảm 60%, khối lượng giảm 82%. Quy mô trong các vụ bắt giữ cũng có sự giảm sút (ví dụ: năm 2019, trung bình phát hiện 236kg ĐVHD/vụ bắt giữ; đến năm 2020, giảm xuống còn 27kg/vụ và năm 2021 là 108kg/vụ), cho thấy tội phạm phải giảm quy mô vận chuyển, buôn bán ĐVHD để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi bị thu giữ.

WCS đưa ra hai hướng giả thuyết lý giải cho sự sụt giảm này: Thứ nhất, việc hạn chế đi lại, giao thương do hậu quả của các biện pháp giãn cách Covid-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và hoạt động vận chuyển hàng hóa trong nội địa và trên toàn cầu, trong đó có mặt hàng ĐVHD; Thứ hai, các quốc gia trên chuỗi cung ứng dồn nguồn lực cho hoạt động phòng chống dịch, một phần dẫn tới các hoạt động thực thi pháp luật đối với hoạt động buôn bán ĐVHD bị nới lỏng, tuy nhiên, cần thêm số liệu để có đánh giá đầy đủ, toàn diện. 

Tang vật sừng tê giác buôn bán trái phép bị lực lượng chức năng thu giữ - Ảnh: TTXVN.

Theo ghi nhận của WCS, các sản phẩm ĐVHD từ châu Phi (chủ yếu vảy tê tê, ngà voi, xương sư tử, sừng tê giác) tiếp tục được vận chuyển vào Việt Nam qua các cảng biển chính (Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh). Đáng chú ý, hoạt động vận chuyển sừng tê giác trên các chuyến bay từ Châu Phi, bao gồm các chuyến bay giải cứu công dân trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 (từ Angola, Mozambique) do các công dân, người lao động Việt Nam có dấu hiệu được thuê vận chuyển, tiếp tục diễn ra với số lượng lớn, cho thấy các đường dây tội phạm người Việt Nam tại Châu Phi vẫn tiếp tục hoạt động cung ứng ĐVHD cho thị trường Việt Nam.

Hơn 9 tấn ngà voi được ngụy trang trong thùng container chứa gỗ bị lực lượng chức năng Đà Nẵng bắt giữ vào năm 2019.

Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng ngày càng trở nên tinh vi nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, với sự hạn chế đi lại và giao dịch trực tiếp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trao đổi, mua bán ĐVHD và lợi dụng kẽ hở trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính để chuyển và che giấu tiền thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật ĐVHD được dự đoán là sẽ gia tăng theo chiều hướng phức tạp.  

Theo các nghiên cứu của IPSARD & WWF công bố năm 2022, vào năm 2021, khi đó đang bùng phát đại dịch COVID-19 nghiêm trọng, thì trung bình một cá nhân có sử dụng ĐVHD thì vẫn tiêu dùng tới 5 lần và chi ít nhất 450,000 VND cho mỗi lần sử dụng, so với khoảng 400,000 VND mỗi lần vào năm 2019.

Theo thống kê từ các nguồn mở của WCS, số liệu các vụ buôn bán ĐVHD với mục đích làm thực phẩm trong 3 năm 2019-2021: Tổng số vụ: 120 vụ, với 1.127 cá thể và 2.452kg ĐVHD bị bắt giữ. Các loài bị buôn bán chủ yếu: Cầy, tê tê, cheo cheo, nhím/dúi, lợn rừng, sơn dương, rắn, kỳ đà và các loài chim. 

Số vụ buôn bán tuy có giảm nhẹ trong giai đoạn dịch Covid bùng phát (năm 2020, 2021) tuy nhiên lại ghi nhận sự tăng lên về số lượng cá thể và khối lượng ĐVHD trong các vụ buôn bán. Các loài và thịt ĐVHD hay được ăn thịt gồm tê tê, rùa, cầy hương, mèo rừng và chim nằm trong dánh sách 10 loại ĐVHD hay được tiêu dùng tại các thành phố lớn. Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021, WCS ghi nhận 602 vụ bắt giữ ĐVHD sống và thịt ĐVHD ở Việt Nam, trong đó các loài hay bị buôn bán gồm tê tê (15.3%), rùa (14.3%), cầy hương (9%), mèo rừng (4%), và chim (2.5%).

Bất chấp nguy cơ lây lan bệnh từ động vật sang người và Chỉ thị 29/CT-TTg (2020) của Thủ tướng chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD trong khi bùng phát đại dịch COVID-19, buôn bán trái pháp luật ĐVHD và tiêu thụ thịt ĐVHD vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam.

(Còn nữa)

Thiên Trường

 

Bài 1: Buôn bán trái phép động vật hoang dã: Gánh nặng trong phục hồi các hệ sinh thái, nguy cơ bệnh tật lây từ động vật hoang dã (ĐVHD) sang người

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline