Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

‘Sức khỏe sinh thái’: Không chỉ là mối lo tuyệt chủng loài nguy cấp

Thứ sáu, 10/06/2022 15:06

LTS: Từ nhiều năm nay, đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng triệu loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người gây ra. Tại Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức... Hơn lúc nào hết, thiên nhiên đang kêu cứu và cần có sự chung tay, nỗ lực vào cuộc của cả cộng đồng để bảo tồn động vật hoang dã.

Bài 1: Buôn bán trái phép động vật hoang dã: Gánh nặng trong phục hồi các hệ sinh thái, nguy cơ bệnh tật lây từ động vật hoang dã (ĐVHD) sang người

Buôn bán trái phép động vật hoang dã không chỉ gây tổn hại đến nền đa dạng sinh học của đất nước, gia tăng nguy cơ lan truyền dịch bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền đa dạng sinh học toàn cầu và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.

Quốc gia trung chuyển, thị trường tiêu thụ động vật hoang dã lớn trên thế giới

Những năm gần đây, số lượng các vụ án hình sự có người bị bắt giữ tiếp tục gia tăng, tỉ lệ số vụ án được đưa ra xét xử cũng đạt ở mức đáng kể. Theo thống kê từ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đưa ra tại tọa đàm "Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức", năm 2021 có 3.703 vi phạm về động vật hoang dã (con số này trong năm 2020 là 2.900 vụ), số vụ vi phạm trên Internet gồm 2.470 vụ. Quý 1-2022, hơn 800 vụ việc đã được xử lý, trong đó có 1.631 vi phạm đơn lẻ. Việc xử lý nghiêm vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn bị đánh giá là quốc gia trung chuyển và là thị trường tiêu thụ động vật hoang dã lớn trên thế giới. Công tác xử lý đối với hàng tấn động vật hoang dã vận chuyển trái phép qua khu vực cảng biển vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều loài ĐVHD quý hiếm tại Việt Nam đang bị săn bắt, tiêu thụ.

Số liệu của ENV cho thấy từ năm 2008 đến nay có hơn 60 tấn động vật hoang dã bị vận chuyển trái phép qua các khu vực cảng biển vào Việt Nam và đưa đi tiêu thụ, nhưng chưa có bất cứ đối tượng nào đứng đằng sau hơn 60 tấn động vật hoang dã này bị xử lý. Đây là thách thức rất lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng cần quan tâm, xử lý triệt để.

Gánh nặng trong phục hồi các hệ sinh thái

Trước hết, sắn bắt hay buôn bán, tiêu thụ ĐVHD đang góp phần “tiêu diệt’’ chính con người và đồng loại; gây tuyệt chủng loài, mất cân bằng sinh thái, tác động xấu trực tiếp lên con người.

Săn bắt động vật hoang dã trái phép sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự bảo tồn môi trường, khiến gia tăng áp lực lên công tác bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, gây áp lực dữ dội lên các khu bảo tồn thiên nhiên và áp lực lên quần thể của các loài động vật bản địa đang được bảo vệ. Sinh cảnh tự nhiên của các loài bị suy giảm và chia cắt, giảm mật độ cá thể của hầu hết các loài dẫn đến nhiều loài bị biến mất hoặc trở thành rất hiếm, nó sẽ tạo ra gánh nặng cho thế hệ sau trong việc phục hồi các hệ sinh thái.

Động vật hoang dã có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống cân bằng cho con người và các loài động, thực vật khác – Nguồn: TTXVN.

Hiện nay, một số loài động vật có nhu cầu cao hơn từ những kẻ buôn lậu và người tiêu thụ, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt của những loài này trong môi trường sống của chúng do chúng đã bị bắt gần hết, từ đó gây xáo trộn trong hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Do việc săn bắt động vật hoang dã tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi.

Theo Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS), các yếu tố đe dọa đến các loài hoang dã có ở cả ba cấp độ: hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Trong đó, ở cấp độ hệ sinh thái là mất và suy thoái sinh cảnh sống; ở cấp độ loài là suy giảm và chia cắt quần thể (Khai thác tận diệt, Buôn bán trái pháp luật); ở cấp độ nguồn gen là suy thoái nguồn gen do giao phối cận huyết và lai tạp. 

Nguy hiểm bệnh tật lây từ ĐVHD sang người

Cũng theo Tổ chức WCS, các hành vi săn bắt, buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài, chuỗi cung ứng ĐVHD (hợp pháp và bất hợp pháp) còn tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi, phát tán và lây lan của các tác nhân lây truyền bệnh từ ĐVHD sang người.

WCS cho biết, đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vi-rút corona và nhiều tác nhân gây bệnh khác thường xuất hiện ở ĐVHD đã được tìm thấy ở các mắt xích của chuỗi cung ứng ĐVHD bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp, dẫn đến một loạt bệnh mới nổi có liên quan đến việc buôn bán hoặc tiêu thụ ĐVHD. Trong đó, có thể kể đến như SARS-CoV-1 ở Trung Quốc năm 2003 được phát hiện trên các ĐHVD sống bị bán trong các chợ truyền thống. Một số ca bệnh ban đầu được biết đến là đầu bếp/nhân viên nhà hàng chế biến ĐVHD làm thức ăn, cho thấy mối liên hệ giữa việc buôn bán và chế biến ĐVHD. Trong đợt dịch này, Việt Nam là nước đầu tiên kiểm soát tốt tình hình trong khoảng thời gian 45 ngày (26/2-28/4/2003) với 65 ca mắc và 5 ca tử vong đều là nhân viên y tế!

Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD còn tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi, phát tán và lây lan của các tác nhân lây truyền bệnh từ ĐVHD sang người. (Ảnh tư liệu)

Hàng năm, toàn thế giới có khoảng 20,000 đến 100,000 ca mắc bệnh than trên người với tỷ lệ tử vong khá cao (25-75%). Đây là bệnh gây dịch trên người ở các vùng nông thôn nghèo, đặc biệt ở nơi có sự tiếp xúc giữa con người, vật nuôi thông thường và động vật hoang dã. Ở Việt Nam, dù gần đây không ghi nhận ca tử vong trên người nhưng năm 2017 vẫn có bệnh nhân nhập viện vì ăn thịt gia súc bị ốm/chết do bị nhiễm vi khuẩn nhiệt than.  

ĐVHD ở Việt Nam, bao gồm các loài thường được sử dụng làm thực phẩm cho con người như các loài gặm nhấm và cầy hương, cũng là nguồn chứa nhiều mầm bệnh khác nhau, ví dụ như bệnh do xoắn khuẩn lép tô (Leptospira) gây ra các hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương gan, thận. 

Đặc biệt, WCS đã phối hợp với các đối tác tại Việt Nam thực hiện những nghiên cứu về những mầm bệnh trên ĐHVD tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Trong đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 8/2020 trên tạp chí Plus One đã chỉ ra rằng tỷ lệ mẫu dương tính với virus corona trên loài gặm nhấm (mà cụ thể ở đây là chuột đồng) bị buôn bán phục vụ nhu cầu tiêu thụ của con người đã tăng lên một cách đáng kể dọc theo chuỗi giá trị khi 21% số mẫu thu thập tại các địa điểm buôn bán nhỏ/chủ buôn cho kết quả dương tính với virus Corona và tỷ lệ này đã tăng lên thành 32% tại khu vực các chợ buôn bán ĐV sống và lên đến 56% tại các nhà hàng. 

Đáng chú ý, nghiên cứu mới thực hiện bởi WCS và các đối tác mới xuất bản trên tạp chí Frontiers in Public Health (tạm dịch là: Tiên phong trong Sức khỏe cộng đồng) đã đưa ra kết luận rằng trên các cá thể tê tê tịch thu từ những vụ buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam có xuất hiện vi-rút corona có mối liên hệ với chủng vi-rút SARS-CoV-2. Trước đó, các cá thể tê tê bị tịch thu tại Trung Quốc cũng đã cho kết quả dương tính với vi-rút corona gần với SARS-CoV-2.  Điều này cho thấy việc buôn bán ĐVHD sống có thể là nguồn gốc của sự bùng phát COVID-19 ban đầu ở Trung Quốc.

Những kết quả trên là bằng chứng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ĐVHD đặc biệt là động vật có vú và chim hoang dã sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người bất kể họ sống ở đâu. Từ các điểm nguồn, nơi động vật bị săn bắt, giết mổ, đến chợ hay nhà hàng đều cho thấy nguy cơ cao về sự xuất hiện, khuếch đại và lây truyền các mầm bệnh từ động vật sang người có khả năng gây bùng phát thành dịch bệnh và đại dịch.

Nếu mỗi người dân không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã thì chỉ ít năm nữa, nhiều loài ĐVHD quý hiếm có thể sẽ chỉ còn tồn tại trong những bức ảnh.

(Còn nữa)

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline