Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 22:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

4 giải pháp giảm phát thải ngành công thương

Thứ ba, 29/10/2024 19:10

TMO – Ngành công thương đặt mục tiêu đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 9,0% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 55,5 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.

Theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, Bộ Công Thương xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU), tương ứng với 36,2 triệu tấn CO, tương đương (CO₂td) trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Khi có hỗ trợ của quốc tế giảm ít nhất 36,4% phát thải khí nhà kinh so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 160,5 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 9,0% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 55,5 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Khi có hỗ trợ thêm của quốc tế giảm khoảng 34,8% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 213,7 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Đồng thời đề ra 4 giải pháp giảm phát thải.

Chuyển đổi năng lượng - một trong các giải pháp trọng tâm giảm phát thải.

Theo đó, đối với sản xuất công nghiệp: giảm phát thải thông qua thu hồi năng lượng từ nhiệt thải, tối ưu hóa quá trình đốt, sử dụng các thiết bị hiệu suất cao như lò hơi, lò hung, đèn chiếu sáng, máy nén khí, động cơ điện, hệ thống bơm, lắp đặt biến tần cho dây chuyền sản xuất, triển khai hệ thống quản lý năng lượng. Với khu vực gia dụng, thương mại dịch vụ: Bộ Công Thương xác định sử dụng các trang thiết bị điện hiệu suất cao như điều hòa nhiệt độ, thiết bị làm lạnh, sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện, áp dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sạch hơn cho đun nấu.

Trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng: Kế hoạch của Bộ Công Thương nhấn mạnh việc phát triển phát triển phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo như hệ thống điện mặt trời tập trung, điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ và gần bờ, điện gió ngoài khơi, thủy điện, điện sinh khối, điện rác; Phát triển tuabin khí hỗn hợp sử dụng khí tự nhiên trong nước. Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm: Biện pháp giảm phát thải là áp dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải trong quy trình sản xuất các ngành lĩnh vực như sản xuất hóa chất, thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu.

Để thực hiện và hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch, Bộ Công Thương xác định trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách gồm: Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính cấp kĩnh vực, cấp cơ sở của ngành công thương. Đồng thời, lồng ghép nội dung giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan của ngành công thương và tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí metan ở các lĩnh vực có tiềm năng như khai thác khoáng sản, dầu, khí và than…/.

 

 

Thanh Tú

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline