Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 05:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chú trọng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp

Thứ sáu, 03/05/2024 14:05

TMO - Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Định, hoạt động kinh tế tại các khu, cụm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại các khu vực kinh tế này tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nếu không được quản lý, kiểm soát hiệu quả.

Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, của từng vùng, từng địa phương. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích hơn 2.850ha (Phú Tài - 339,9ha, Long Mỹ - 117,7ha, Nhơn Hòa - 282ha, Nhơn Hội A - 394,1ha, Nhơn Hội B - 451,9ha, Hòa Hội - 266,1ha, Becamex - 1.000ha); trong đó, có 3 KCN trong khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội; 2 KCN Phú Tài, Long Mỹ đã lấp đầy.

Toàn tỉnh có 53 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 1.643,1ha được quyết định thành lập. Các CCN đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 430 dự án đăng ký đầu tư với diện tích 740,7ha, bình quân 1,7ha/dự án (so cả nước 1,3ha/dự án), chủ yếu là các ngành nghề thế mạnh của tỉnh. 

Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh có 42 CCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 62%. Tổng lưu lượng nước thải phát sinh (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) của các CCN ước tính khoảng hơn 2.760 m3/ngày đêm. Tỷ lệ các CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường (BVMT) chỉ đạt trên 16,6%.

Cụ thể, hiện 7/42 CCN đã xây dựng hệ thống XLNT tập trung, gồm: CCN Cát Trinh, Cát Nhơn, Gò Mít (huyện Phù Cát); CCN Phước An; CCN Thanh Liêm, Gò Đá Trắng (TX An Nhơn); CCN Phú An (huyện Tây Sơn). Tuy nhiên, chỉ hệ thống XLNT tại CCN Cát Trinh vận hành thường xuyên, liên tục. Hệ thống XLNT tại các CCN còn lại không hoạt động, không vận hành thường xuyên do bị hư hỏng hoặc nước thải chưa được đấu nối triệt để, không có đủ nước thải để hệ thống vận hành.

Bên cạnh đó, 21/42 CCN đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa; còn lại 21/42 CCN chưa đầu tư xây dựng, nước chảy tràn tự nhiên theo khu vực CCN. Đặc biệt, chưa có CCN nào thực hiện hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống XLNT tập trung. Điều này không đảm bảo theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ; ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là vấn đề nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một trong những hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường quan trọng tại các khu, cụm công nghiệp (Ảnh minh họa). 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc phát triển hạ tầng các KCN, CCN giữ vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, mà còn tác động lan tỏa để thu hút thêm đầu tư kết nối các dịch vụ tiện ích, tạo nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của địa phương. Vì thế thời gian qua, các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN cũng đã tập trung nguồn lực, cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng bảo vệ môi trường, đảm bảo các điều kiện thu hút dự án đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. 

Thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chức năng rà soát, hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường (thoát nước mưa, nước thải, xử lý nước thải và quy hoạch cây xanh) tại các khu công nghiệp; vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; truyền số liệu quan trắc tự động nước thải về Sở TN&MT để theo dõi, giám sát. 

Rà soát quy hoạch (về không gian và ngành nghề) tại các cụm công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp, nhất là việc tuân thủ khoảng cách an toàn về môi trường và tỷ lệ cây xanh. Đối với các cụm công nghiệp đã hoạt động mà không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sẽ thực hiện điều chỉnh quy hoạch hoặc xem xét dừng hoạt động, di dời các cơ sở sản xuất đến địa điểm mới.

Chú trọng kêu gọi xã hội hóa đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp. Ban hành Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có hạ tầng về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tập trung, sau khi Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 do Bộ Công Thương xây dựng được phê duyệt.

Thực hiện đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các cụm công nghiệp theo Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án nước thải các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030; khuyến khích các địa phương, nhà đầu tư thực hiện đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung sớm hơn so với lộ trình trong Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 10/4/2023.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; yêu cầu các cơ sở thực hiện đảm bảo việc thu gom, xử lý chất thải, đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung; kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Tỉnh Bình Định thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương. 

Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ:  Quá trình lập quy hoạch phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển KCN phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt. Thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phải được xây dựng, hoàn thành trước khi các doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động; phải có hệ thống quan trắc nước thải tự động và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến Sở TN&MT, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN; bố trí địa điểm và xây dựng các khu vực lưu giữ tạm thời và trung chuyển các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN. 

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả thải. Các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng với các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng cách.

Tỉnh sẽ chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp thứ cấp để giúp các doanh nghiệp ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường các KCN; khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng trong công tác bảo vệ môi trường KCN, động viên kịp thời các doanh nghiệp, ban quản lý thực hiện tốt công tác này...

 

 

Đức Khánh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline