Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Yên Bái phát triển, mở rộng vùng trồng quế hữu cơ

Thứ ba, 12/12/2023 13:12

TMO - Quế đang là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái. Để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững diện tích quế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang hướng đến vùng hình thành vùng nguyên liệu sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất miền Bắc nước ta, với trên 81 nghìn ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên (45,2 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích quế toàn tỉnh) và huyện Trấn Yên (19 nghìn ha; chiếm 23,4% diện tích quế toàn tỉnh); ngoài ra phân bố không nhiều ở một số huyện như Văn Chấn (9 nghìn ha), Lục Yên (5,9 nghìn ha) và Yên Bình (2,1 nghìn ha). Với vùng nguyên liệu rộng trên 81.000 ha, việc chế biến quế thành đa dạng các sản phẩm không những nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần tiêu thụ quế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với quy mô tương đối lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Đây là quy trình công nghệ tách triết tinh dầu quế khép kín có sử dụng tác nhân là nhiệt độ bằng hệ thống nồi hơi, không sử dụng hóa chất hoặc các tác nhân khác. Ngoài ra, còn có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình (khoảng 300 kg sản phẩm/năm, nhưng hoạt động không thường xuyên), chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, sản lượng chế biến tinh dầu mỗi năm bình quân 300-800 kg/cơ sở.

Toàn tỉnh hiện có trên 6.757 ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. Với sản lượng khai thác trung bình hàng năm khoảng 18.000 tấn vỏ quế, 85.000 tấn cành, lá để chế biến tinh dầu với sản lượng khoảng 600 tấn/năm và 200.000 m3 gỗ quế, các sản phẩm từ quế là một trong những sản phẩm chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông lâm sản của tỉnh Yên Bái. Hiện nay, các sản phẩm từ quế đã xuất khẩu đi trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Mỹ, Nga..

Vùng trồng quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh đòi hỏi quá trình chăm sóc cẩn thận, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Huyện Văn Yên được xem là “thủ phủ” của cây quế tại Yên Bái, với diện tích trồng quế khoảng 52.000ha (chiếm hơn 55,7% diện tích quế toàn tỉnh Yên Bái). Cây quế được người Dao của huyện Văn Yên mệnh danh là "vàng xanh", cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào và cũng là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện. Hàng năm nông dân huyện Văn Yên xuất bán ra thị trường khoảng 5.000 tấn vỏ quế khô các loại; sản lượng cành lá quế đạt khoảng 65.000 tấn/năm; sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt gần 51.000m3/năm; cây quế giống trên 150 triệu cây. Tổng doanh thu các sản phẩm từ quế năm 2022 của huyện, đạt tới gần 1.000 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Văn Yên đã vận động người dân trồng quế theo từng vùng và sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng người dân làm nông nghiệp xanh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quế gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương. Đến nay, huyện còn có trên 4.500ha quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Châu Mỹ. Từ việc sản xuất quế hữu cơ, đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt đối với các hộ dân tham gia dự án sản xuất quế hữu cơ đều có thu nhập cao, ổn định giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Bình đã tích cực đưa cây quế vào trồng với tổng diện tích hiện hơn 3.500 ha, trong đó hơn 1.000 ha phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ. Thực hiện Đề án tái cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, huyện Yên Bình đã tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng việc thực hiện 6 đề án, trong đó có Đề án về phát triển cây quế. 

Đến nay, sau 7 năm triển khai thực hiện, toàn huyện đã phát triển được trên 3.500 ha quế, với hơn 1 nghìn diện tích quế hữu cơ, tập trung chủ yếu ở các xã Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Tân Nguyên và Bảo Ái. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết, thực hiện Nghị quyết 69, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện phát triển cây quế theo hướng hữu cơ, mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng liên kết để sản xuất quế theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hướng đến một nền nông nghiệp sạch, hiện nay cùng với việc vận động nhân dân tập trung chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích quế hiện có, huyện Yên Bình đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để phát triển vùng quế theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đem lại thu nhập cao cho người dân. 

Các địa phương vận động người dân trồng quế theo từng vùng và sản xuất theo hướng hữu cơ, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Ảnh: NT. 

Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện Trấn Yên có trên 20.000 ha quế, diện tích trồng quế được phát triển tại 21 xã, thị trấn. Trong đó, diện tích tập trung chuyên canh theo hướng hữu cơ là 10.000 ha, diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn trong nước trên 3.200 ha. Sản lượng vỏ quế khô hàng năm 5.000 tấn, mang lại thu nhập cho người dân trên 400 tỷ đồng/năm. Huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh khâu chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.

Chương trình trồng quế trên địa bàn huyện Trấn Yên đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân, nhất là các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo lập phương thức sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường đối với người nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng giao lưu hàng hoá dịch vụ, thay đổi và nâng cao nhận thức về tư duy và trình độ canh tác cho người dân, cải thiện môi trường, giảm thiểu thiên tai trong vùng…

Hàng năm trên địa bàn huyện cho thu hoạch khoảng 5.000 tấn vỏ quế, trên 25 tấn tinh dầu quế và các sản phẩm từ cây quế như gỗ và tinh bột quế... Sản phẩm quế khai thác có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và cơ sở chế biến với người sản xuất từ khâu trồng đến khâu khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Giá thu mua dao động từ 30.000 - 45.000 đồng/kg quế vỏ tùy loại, giá tinh dầu quế bình quân 500.000 đồng/lít.

Để khuyến khích người trồng quế gắn bó lâu dài với quê hương, cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất khẩu có đầu ra thị trường ổn định, huyện Trấn Yên có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ chương trình. Trong đó, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đăng ký tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND tỉnh ngày 16/12/2020 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường, là khâu đột phá trong cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn”; “Hình thành các vùng trồng tập trung giá trị kinh tế cao để người dân có thể sống được nhờ rừng”; “Liên kết doanh nghiệp với các hộ dân và hợp tác xã sản xuất, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị” đối với các cây trồng chủ lực, trong đó có cây quế”; “Hình thành các khu, cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chế biến lâm sản, thu hút đầu tư chế biến công nghệ cao, phát triển sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế”. 

Để phát triển cây quế bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm quế Yên Bái, trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 tại 5 huyện, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình với diện tích trên 80 nghìn ha. Tập trung phát triển vùng quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế. Phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh toàn tỉnh đạt 35 nghìn ha, với 20 nghìn ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Trong đó tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất quế bền vững theo hướng hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm Quế Yên Bái thâm nhập vào các thị trường phát triển, có thu nhập cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm quế. Nhân rộng các mô hình phát triển quế theo hướng thâm canh, sản xuất quế hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

 

 

Phương Liên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline