Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 11:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Thứ năm, 15/12/2022 14:12

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian tới cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đặc biệt gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường khó tính, các doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đẩy mạnh liên kết đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2022 việc xuất khẩu nông sản đi các nước luôn đối mặt với nhiều khó khăn khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn cao; thị trường quốc tế diễn biến phức tạp bởi tác động của xung đột Nga - Ukraine, chính sách của một số nước bảo vệ sản xuất trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia...Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp hiệu quả của Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thời gian qua đã đạt một số kết quả tích cực.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 20,73 tỷ USD, tăng 6,6%; lâm sản chính khoảng 15,59 tỷ USD, tăng 8,2%; thủy sản đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27,0%. Đến tháng 12/2022, có 8 sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ).

Cụ thể, Mỹ đã chính thức mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam; quả nhãn, mắc ca cũng được Nhật Bản cho phép xuất khẩu; New Zealand mở cửa cho trái chanh xanh của Việt Nam; trong khi đó, nhiều loại gạo chất lượng cao của Việt Nam đã xuất hiện ở các siêu thị của Mỹ, EU, Nhật Bản…Nhiều mặt hàng đã vào được thị trường khó tính (Nhật Bản, Mỹ...) là tín hiệu lạc quan cho thời gian tới trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta. 

Để mở rộng xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính, các hộ sản xuất, doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường. 

Trước đây, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc thực hiện chính sách Zero COVID, chuyển hướng sang sản phẩm an toàn và kiểm soát chất lượng nông sản chặt chẽ hơn, điều này vừa là khó khăn nhưng cũng là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất. Đặc biệt, ngành rau quả đã mở cửa được một loạt các mã trồng xuất khẩu vào thị trường này. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật trong xuất khẩu nông sản, Bộ NN&PTNT xác định việc xuất khẩu nông sản đi các nước sẽ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong giai đoạn này sẽ là căng thẳng Nga – Ukraine, giá đầu vào tăng cao, nhưng sang giai đoạn khác có thể sẽ là các hàng rào thuế quan…Do vậy cần có kế hoạch sản xuất bài bản và cả từ khâu phát triển thị trường, duy trì và mở rộng thị trường. 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc mở cửa được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn, đòi hỏi mỗi nông dân, doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường. Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam cho rằng, muốn mở cửa được thị trường phải tăng cường liên kết không chỉ với nông dân mà còn giữa các ngành hàng, doanh nghiệp với nhau.  Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 18 hiệp định tự do thương mại, trong đó nhiều hiệp định gắn với các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu…Hơn nữa để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thì cũng phải tổ chức lại sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Ngoài việc liên kết giữa các hộ nông dân với nhau thì phải liên kết các hộ nông dân với các cơ quan quản lý ở địa phương và cơ quan quản lý ở Trung ương.

Cục Trồng trọt cho biết, trong kế hoạch sản xuất 2023, Cục đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xây dựng cụ thể, trong đó bảo đảm sản xuất 43 triệu tấn thóc, trên 1 triệu hecta rau, 1 triệu hecta quả cùng với phát triển cây công nghiệp. Dựa trên phân tích những kết quả, hạn chế trong năm 2022, Cục Trồng trọt sẽ có những định hướng cụ thể đối với từng ngành hàng như gạo, rau củ quả… Từ những định hướng về sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, Cục sẽ phối hợp với các cục, vụ, viện của Bộ Bộ NN&PTNT xây dựng phương án xuất khẩu nông sản năm 2023. Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Ngoài ra, sự vào cuộc kịp thời của công tác xúc tiến thương mại để nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường lớn. 

 

 

Kim Thu 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline