Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 431 tỷ USD trong 7 tháng

Thứ bảy, 30/07/2022 11:07

TMO - Trong 7 tháng của năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 216,35 tỷ USD; nhập khẩu đạt 215,59 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu với 764 triệu USD

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7 cho thấy trong tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 60,6 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,32 tỷ USD trong tháng 7/2022, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Khu vực kinh tế trong nước đạt 7,93 tỷ USD, giảm 8,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,3 tỷ USD, giảm 7,4%.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 216,3 tỷ USD, tăng 16,1% (năm 2021 đạt 186,4 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 56,9 tỷ USD, tăng 17% và chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 159,3 tỷ USD, tăng 15,7% và chiếm 73,7%.

7 tháng đầu năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, có tới 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Bao gồm điện thoại và linh kiện đạt 33,6 tỷ USD, đây cũng là mặt hàng có trị giá lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đứng thứ 2 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 31,6 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 24,9 tỷ USD; hàng dệt may đạt 22,1 tỷ USD; giày dép đạt 14 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 431 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu 

Về nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng đạt trị giá cao nhất, đạt 9,6 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, mặt hàng này của Việt Nam đã xuất khẩu sang 40 thị trường, trong đó sang Mỹ đạt trị giá lớn nhất, ở mức 4,8 tỷ USD; tiếp theo là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản…

Đối với mặt hàng thủy sản, trong 7 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tôm, cá tra và cá ngừ là ba mặt hàng xuất khẩu đạt tỷ trọng lớn nhất, lần lượt đạt 2,3 tỷ USD; 1,4 tỷ USD và 553 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc là 4 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc – Hong Kong là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn từ Việt Nam, đạt 427,6 triệu USD; đứng thứ 2 là Mỹ đạt 356 triệu USD. Với mặt hàng cá ngừ, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt 300 triệu USD; đứng thứ 2 là khối EU, đạt 77 triệu USD; CPTPP đạt 68 triệu USD…

Ngoài gỗ và thủy sản, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ghi nhận có thêm 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Trong đó, cà phê đạt 2,5 tỷ USD; gạo đạt 2 tỷ USD; hàng rau quả đạt 1,9 tỷ USD; hạt điều đạt 1,7 tỷ USD.

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ổn định trong 7 tháng đầu năm 2022 

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,5%; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,7%; nhóm hàng thủy sản chiếm 3,1%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 tăng 3,4%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,9%.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 76,06 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 139,53 tỷ USD, tăng 13,7%.

Trong 7 tháng, có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 40,8%).Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%; trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 50%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,6 tỷ USD. 

Trong 7 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 42,2 tỷ USD, tăng 21,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 23,5 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 7,9 tỷ USD, giảm 8,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 769 triệu USD, giảm 13,9%.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7/2022, ước tính xuất siêu 21 triệu USD. Tính chung 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,83 tỷ USD.

 

 

Đỗ Tuấn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline