Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Xuất khẩu thủy sản năm 2022 dự kiến đạt 11 tỷ USD

Chủ nhật, 27/11/2022 05:11

TMO - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản năm 2022 dự kiến đạt 11 tỷ USD, tuy nhiên, năm 2023, ngành hàng này đối diện với thách thức về bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng.

Thông tin tại Hội thảo “Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức và giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng”, ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định, ước tính năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD; cá tra đạt 2,5 tỷ USD; hải sản đạt 3,2 tỷ USD; cá ngừ 1 tỷ USD. Tất cả các sản phẩm đều tăng trưởng 2 con số, bình quân từ 18 - 77%; tất cả các thị trường đều tăng trưởng 2 con số, bình quân từ 15 - 75%, trừ thị trường Anh  chỉ tăng 3%, trong khi thị trường Nga vẫn tăng trưởng 0,2%.

Hiện nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc (18 tỷ USD) và Na Uy (11 tỷ USD), chiếm 7% thị phần. Trong đó, xuất khẩu tôm nằm trong top 4 thế giới cùng với Ecuador, Ấn độ và Indonesia. Với gần 8% thị phần tại Hoa Kỳ, Trung Quốc trong năm 2022 và xuất khẩu thủy sản đang tăng dần thị phần tại EU sau 2 năm có EVFTA bất chấp Covid-19.

Bên cạnh những kết quả đạt được các chuyên gia, doanh nghiệp cho biết, sau giai đoạn tăng mạnh nửa đầu năm, giá trị xuất khẩu và các đơn hàng của các doanh nghiệp ngành thủy sản đã và đang có xu hướng giảm dù đã vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. Dưới tác động của lạm phát toàn cầu tăng cao, chênh lệch tỷ giá khiến hàng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn đối thủ tại các thị trường nhập khẩu lớn như châu Âu, Mỹ,…

Vì thế, lượng đơn đặt hàng có xu hướng sụt giảm, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng dù đã vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. Kết quả khảo sát trên 117 doanh nghiệp thuỷ sản thông qua hình thức trực tiếp và online cho thấy, có tới có tới 71% số doanh nghiệp cho rằng triển vọng ngành thuỷ sản năm 2023 sẽ khó khăn, hơn 22% doanh nghiệp đánh giá sẽ rất khó khăn và chỉ khoảng 7% doanh nghiệp lạc quan vào bức tranh ngành thuỷ sản trong thời gian tới.

Xuất khẩu thủy sản dự kiến trong năm 2022 đạt 11 tỷ USD, song sang năm 2023 ngành hàng này đối diện với nhiều thách thức 

Các nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ nay đến 2023 là: biến động tỷ giá nguồn vốn thắt chặt, kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng làm giảm nhu cầu dẫn đến tồn kho tăng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn từ những đối thủ có chi phí thấp và giá bán rẻ như Ecuador hay Ấn Độ. Lạm phát đang làm ảnh hưởng đến chi tiêu, giảm sức mua từ quý III, IV/2022, một số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ nhận được đơn hàng trở lại nhưng đối với doanh nghiệp lớn phải đến đầu năm 2023 mới giải quyết được đơn hàng mới.

Ngoài ra, ngành thủy sản đang đối mặt với những thách thức nội tại như: vấn đề về cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng; chất lượng con giống, giống bố mẹ; chi phí đầu vào; công tác quản lý thủy sản theo Quy định IUU; chi phí nhiên liệu cho khai thác thủy sản; cường lực khai thác và đánh giá nguồn lợi. Những thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua gồm: cạnh tranh giá với các nước khu vực; chi phí vận chuyển cao; "thẻ vàng" và "thẻ đỏ" IUU đối với thủy sản; vấn đề chế biến sâu đòi hỏi đổi mới công nghệ sản xuất và cả vấn đề nguồn nguyên liệu ổn định. Những thách thức này đòi hỏi nguồn vốn lớn cho đầu tư hệ thống kinh doanh và sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị.

Các chuyên gia tại VASEP nhấn mạnh, thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khai thác bốn thị trường chính lớn nhất của thủy sản Việt Nam đó là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và thị trường Trung Quốc. Đối với thị trường Mỹ, doanh nghiệp tiếp tục củng cố nhưng sẽ quan tâm đến thị trường Trung Quốc và châu Âu. Trung Quốc và châu Âu là hai thị trường mà doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ tập trung các chương trình, nghiên cứu, tìm hiểu, xúc tiến thương mại để có những biện pháp thâm nhập tốt nhất vào hai thị trường này trong thời gian tới.

Đối với thị trường lớn châu Âu, nơi khách hàng yêu cầu cao, đòi hỏi sản phẩm phải được kiểm soát, vùng nuôi phải đạt chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Để đáp ứng điều này, Việt Nam phải tạo ra được nhiều trang trại nuôi lớn để đáp ứng chuẩn nuôi ASC, lúc đó mới tăng được thị phần ở châu Âu với sản phẩm cấp cao. Bên cạnh đó, các vùng nuôi phải nâng tỷ lệ nuôi thành công sẽ giúp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. 

 

 

Minh Hoàng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline