Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 20:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh

Thứ ba, 22/11/2022 02:11

TMO - Trong tháng 10/2022, trị giá xuất khẩu rau quả sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc đã tăng mạnh, đạt 151,7 triệu USD, tăng 44,2% so với tháng 10/2021. Từ đầu năm đến nay, đây là tháng duy nhất xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 309,7 triệu USD, tăng 22,9% so với tháng 9/2022 và tăng 28,1% so với tháng 10/2021. Tính chung trong 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu rau quả đạt 2,75 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định: Triển vọng xuất khẩu rau quả tới thị trường Trung Quốc có nhiều tín hiệu tích cực như: Trái sầu riêng đã được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc từ tháng 9/2022. Sau sầu riêng, cơ hội xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc đang mở ra khi Nghị định thư về xuất khẩu chuối tươi được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việc chuyển dịch mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng khả quan. Bên cạnh đó, trong 10 tháng của năm 2022, hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng trưởng tốt như: Hoa Kỳ đạt 219 triệu USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2021; Thái Lan đạt 153,4 triệu USD, tăng 26,4%; Nhật Bản đạt 141,3 triệu USD, tăng 6%... 

Cục Xuất nhập khẩu cũng dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu quả chuối (HS 0803) của Trung Quốc trong tháng 9/2022 đạt 74,3 triệu USD, tăng 12,5% so với tháng 9/2021. Trong 9 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu quả chuối của Trung Quốc đạt 948,56 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, Trung Quốc tăng nhập khẩu quả chuối từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2022, đạt 213,3 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Chuối tươi đang rộng đường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Vũ Sinh 

Các chính sách về đất thuê nông nghiệp và chi phí lao động tăng khiến diện tích trồng chuối của Trung Quốc giảm. Dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối Trung Quốc giảm mạnh, từ đó thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu chuối từ Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng mạnh nhập khẩu quả chuối từ Campuchia, Ecuador và Lào trong 9 tháng năm 2022. Các chính sách về đất thuê nông nghiệp và chi phí lao động tăng khiến diện tích trồng chuối của Trung Quốc giảm. Dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối Trung Quốc giảm mạnh, từ đó thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu chuối từ Việt Nam. 

Trước đó, Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” khiến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này lao dốc, thậm chí có thời điểm gần như “đóng băng”. Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc có nhiều tín hiệu tích cực khi gần đây, các loại rau quả như: Chanh leo, sầu riêng, chuối và mới đây nhất là khoai lang liên tiếp được cấp visa vào thị trường đông dân nhất thế giới này. Với việc Trung Quốc bắt đầu nới lỏng chính sách "Zero Covid" và mở cửa cho một số loại trái cây của Việt Nam, xuất khẩu rau quả được cho là sẽ tăng trưởng mạnh trong những tháng tới. Quý IV cũng thường là thời điểm Trung Quốc tăng nhập khẩu rau quả phục vụ cho mùa lễ Tết cuối năm. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), triển vọng xuất khẩu hàng rau quả có nhiều tín hiệu tích cực như Việt Nam - Trung Quốc đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch; chanh dây được xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc; Hoa Kỳ đã chấp nhận trái bưởi được xuất sang thị trường này… Do đó, để xuất khẩu rau quả phát triển mạnh, các doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe và mỗi thị trường sẽ có những quy định riêng.

 

 

Hải Long 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline