Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu đạt 4 tỷ USD

Chủ nhật, 21/05/2023 06:05

TMO - Ngành hàng rau quả là một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu trong những tháng đầu năm của Việt Nam. Dự báo, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng ổn định trong quý II/2023 và hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD trong năm 2023.

Thực tế, 4 tháng đầu năm, rau quả cũng là một trong số ít nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng dương. Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 4, rau quả đạt 410 triệu USD, tăng đột biến 175% so với tháng 4/2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,39 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 804,647 triệu USD, tăng 58,7% đã thúc đẩy ngành rau quả tăng trưởng khả quan. Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc đạt 65,907 triệu USD, tăng 9,4%; Nhật Bản đạt 54,343 triệu USD, tăng 8,4%. Đặc biệt, xuất khẩu rau quả sang thị trường Hà Lan đạt 45,457 triệu USD, tăng 72,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kỳ đạt 72,7 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, xuất khẩu rau quả tăng mạng là do Việt Nam ký được nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, khoai lang, chuối sang thị trường Trung Quốc; và bưởi đi Mỹ, chanh đi New Zealand.   

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong quý II/2023, sản lượng trái cây cả nước ước đạt trên 2,6 triệu tấn. Trong đó, chuối khoảng 460 nghìn tấn, xoài 350 nghìn tấn, sầu riêng 300 nghìn tấn, thanh long 250 nghìn tấn, vải thiều 330 nghìn tấn, dứa 217 nghìn tấn, nhãn 110 nghìn tấn, cam 180 nghìn tấn... Nguồn cung trái cây đang rất dồi dào, đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu.

Với đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt 4 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh: TL. 

Dự báo về tình hình xuất khẩu rau quả quý II/2023,  Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, quý II xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Theo ông Nguyên khi trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, thị trường này vẫn liên tục đặt hàng mặt hàng sầu riêng Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm 2023, sầu riêng Việt Nam chưa vào chính vụ nên chỉ xuất khẩu cầm chừng sang thị trường này. Bước sang tháng 4/2023 trở đi, sầu riêng vào thời điểm chính vụ, hàng hoá dồi dào, bắt đầu đáp ứng các đơn hàng.

Thêm vào đó, ngoài mặt hàng chủ lực sầu riêng thì cộng với mít, chuối và thanh long là các nông sản chính sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường 1,4 tỷ dân đạt ít nhất là 2,5 tỷ USD trong năm nay, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này cho thấy ngành rau quả đang có triển vọng lớn tại thị trường này.

Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã hỗ trợ Hiệp hội bằng việc mở cửa nhiều thị trường, tham gia các hội chợ ở HongKong, Đức … và tham tán thương mại ở các nước cũng đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giúp ngành rau quả tiếp cận thị trường các nước.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau củ năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt 4 tỷ USD, tăng 20% so với năm ngoái và phần tăng thêm này hoàn toàn khả thi nếu xuất khẩu sầu riêng đạt mục tiêu trên 1 tỷ USD. Không chỉ thị trường Trung Quốc, ngay từ đầu năm EU cũng đã có thông báo gỡ bỏ kiểm soát chính thức và khẩn cấp 4 sản phẩm rau gia vị của Việt Nam là mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà. Như vậy, các sản phẩm rau gia vị trên của Việt Nam không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Sự khôi phục từ sản xuất đến xuất khẩu trở lại của mặt hàng rau gia vị sang EU. Nhờ vậy, doanh nghiệp rau quả đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Hàn Quốc … nhưng để giữ thị trường cũng như duy trì, nâng cao và đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu rất cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương.

Để rau quả tăng tốc xuất khẩu nhiều hơn nữa, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục đàm phán ký kết thêm nghị định thư cho một số mặt hàng đã xuất khẩu chính ngạch như: thanh long, xoài, dưa hấu, mít, chôm chôm... Thị trường Trung Quốc cần mở cửa thêm cho các mặt hàng như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, chanh, dứa, vú sữa. Cần đẩy mạnh thêm các hoạt động để mở cửa thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ. Bên cạnh thị trường Trung Quốc, các thị trường khác như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm mở cửa thị trường cho các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Ngoài ra, 4 tháng đầu năm 2023 Việt Nam chi gần 600 triệu USD để nhập khẩu rau quả, tăng 1,57% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các thị trường nhập khẩu rau quả hiện thị trường Trung Quốc đang đứng vị trí số 1 với tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 211,962 triệu USD, tăng 5,59% so với cùng kỳ năm trước. Ngay sau đó là thị trường Hoa Kỳ với con số 85,131 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái nhập khẩu đạt 97,387 triệu USD).

Vị trí thứ ba là thị trường Australia với kim ngạch nhập khẩu 41,472 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái nhập khẩu là 49,284 triệu USD). Đứng vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là thị trường Myanma và Campuchia với con số xuất khẩu lần lượt là 37,496 triệu USD và 25,898 triệu USD.Về thị phần nhập khẩu rau quả, hiện Trung Quốc chiếm 37,88%, Hoa Kỳ chiếm 15,22%, Australia chiếm 7,41%, Myanma chiếm 6,7%, Campuchia chiếm 4,07%,…

Các loại rau quả nhập khẩu nhiều nhất gồm: Táo chiếm 13%; nho, quýt, tỏi và đậu xanh mỗi loại chiếm 8%; hạt dẻ 7%; anh đào 4%; các loại khác chiếm 37%. Riêng rau quả nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 41% trong quý I/2023, trong đó, tỏi và quýt đứng đầu bảng các với tỷ lệ 19% mỗi loại. Đứng là ba là nấm, chiếm 15%, sau đó tới táo 11%, lê 7%, hành 5%, còn lại là các loại rau quả khác.

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline