Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 13:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tiếp giảm đà tăng trưởng

Thứ năm, 28/07/2022 21:07

TMO - Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 7/2022 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 7/2022 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6/2022 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021, đây là tháng thứ 2 liên tiếp, xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc.

Trước đó, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2022 đạt 1,4 tỷ USD, giảm gần 11% so với tháng 6/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt hơn 936 triệu USD, giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2022 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,42 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,72 tỷ USD, tăng 1,2%, trong đó, dăm gỗ 1,4 tỷ USD, tăng 29,8%, viên nén gỗ 0,45 tỷ USD, tăng 78,5%, ván các loại 0,91 tỷ USD, tăng 22,1%; sản phẩm gỗ 6,97 tỷ USD, giảm 6,9%. Lâm sản ngoài gỗ đạt 0,7 tỷ USD, tăng 2,6 %.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc liên tiếp trong tháng 6 và 7 

Về thị trường, 7 tháng đầu năm 2022, gỗ và lâm sản xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, 5 thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường ước đạt 9,38 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 5,84 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021 trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 5,58 tỷ USD, giảm 5,1%; lâm sản ngoài gỗ 0,25 tỷ USD, giảm 0,6%.

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 999 triệu USD, tăng 20,4%; lâm sản ngoài gỗ 36 triệu USD, giảm 2%. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,161 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 1,15 tỷ USD, tăng 22,9%; lâm sản ngoài gỗ 15 triệu USD tăng 164,2%.

Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 726 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 549 triệu USD, giảm 2,0%; lâm sản ngoài gỗ 177 triệu USD, tăng 10,6%. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 623 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 604 triệu USD, tăng 13,1%; lâm sản ngoài gỗ 19 triệu USD, tăng 7,9%.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ, do đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm làm cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa cuối năm. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, nhiều thị trường khác trong khối EU cũng đang đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Do đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa cuối năm 2022 sẽ đối mặt với nhiều thách thức cả về thị trường lẫn chuỗi cung ứng, khi tình hình lạm phát thế giới tăng cao khiến sức mua hàng giảm, chi phí vận chuyển tăng cao.

Theo các chuyên gia tại Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp khăn do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao; các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng đang đối diện với vụ việc khởi xướng điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với mặt hàng tủ gỗ và bàn trang điểm.

Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với tổ chức Forest Trends thực hiện khảo sát nhanh về tình hình tăng giảm doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành gỗ trong quý II/2022. Trong 45 doanh nghiệp hiện xuất khẩu đi Mỹ có 33 doanh nghiệp cho biết doanh thu hiện tại đã giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Chỉ có 10 doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng so với các tháng trước đó, tuy nhiên mức tăng rất nhỏ (11%).

Tại thị trường Châu Âu, trong số 38 doanh nghiệp tham gia thị trường này có tới 24 doanh nghiệp cho biết doanh thu hiện giảm trên 41% so với các tháng trước đó. Chỉ có 4 doanh nghiệp cho biết nguồn thu tăng, ở mức 14%. Tại thị trường Anh, trong 25 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này thì 17 doanh nghiệp thông báo có nguồn thu giảm, ở mức trên 41%.

Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, với tình hình thị trường như hiện nay, 44% doanh nghiệp cho rằng nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị các ngân hàng có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Cụ thể, đề nghị giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn; cho vay tồn kho, tín chấp; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính có chính sách về thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp ngành gỗ: giảm, chậm thu thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh nhất nhằm trả vốn cho doanh nghiệp.

Tổng cục Lâm nghiệp khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định khác có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.

 

 

Minh Trí 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline