Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 13:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến lập kỷ lục trên 2,4 tỷ USD

Thứ bảy, 17/12/2022 06:12

TMO - Lạm phát toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ cá tra của các thị trường đi xuống trong nửa cuối năm, song xuất khẩu cá tra cả năm 2022 được dự báo sẽ lập kỷ lục với kim ngạch 2,4 - 2,5 tỷ USD, doanh số kỷ lục với mức tăng trưởng kỷ lục gần 80% so với năm 2021.

Theo Tổng cục Thủy sản, thủy sản là ngành hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến cả năm vượt 11 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt 2,3 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 636 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Hồng Kông đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%. Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này. Trong số các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, Trung Quốc thu hút số doanh nghiệp xuất khẩu đông đảo nhất. Năm 2022, tính đến thời điểm này, có hơn 160 doanh nghiệp Việt Nam có mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2022, sản lượng cá tra dự kiến đạt 1,68 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 2,4 tỷ USD là đỉnh cao nhất trong lịch sử của ngành hàng. Hiện nay, ngành hàng cá tra tiếp tục định hướng phát triển theo hướng phát triển bền vững, hướng nâng cao chất lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với diện tích thả nuôi lớn, sản lượng thu hoạch tăng, ước đạt xuất khẩu cá tra năm 2022 đạt mốc kỷ lục với trên 2 tỷ USD 

Theo số liệu thống kê, diện tích thả nuôi cá tra trong năm 2022 của cả nước ước đạt 5.750 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1,68 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến 30/11/2022, có 356 giấy chứng nhận VietGAP thủy sản đã được cấp cho 356 cơ sở nuôi cá tra với diện tích 3.192 ha tại 11 tỉnh. Cả nước hiện có 105 cơ sở sản xuất giống, tập trung tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp; có 2.570 cơ sở ương dưỡng giống cá tra đang hoạt động, tập trung tại các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và thành phố Cần Thơ. Ước tính sản lượng giống sản xuất được trong năm 2022 đạt 27 tỷ con cá tra bột và 3,8 tỷ con cá tra giống.

Tổng cục Thủy sản đánh giá, tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng ngành hàng cá tra đang đối mặt với một số tồn tại, thách thức. Cụ thể, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển đã và đang tăng khá cao sẽ gây áp lực đối với hoạt động sản xuất; các dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất ương dưỡng giống cá tra thuộc Đề án giống cá tra 3 cấp còn chậm. 

Cùng với đó, vì chịu tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước từ thượng nguồn thất thường nên đã xuất hiện tình trạng dịch bệnh trên cá giống; tình trạng sử dụng cá bố mẹ chưa rõ nguồn gốc, chất lượng kém vẫn còn diễn ra…Năm 2023, ngành cá tra đặt ra các mục tiêu là diện tích thả nuôi phát sinh đạt 5.600 ha; sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, thời gian tới, để phát triển ngành hàng cá tra cần thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng nuôi; bố trí nguồn lực thực hiện sản xuất con giống, nuôi trồng, chế biến đạt hiệu quả; mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc không thực hiện các quy định pháp luật trong nuôi trồng, chế biến cá tra Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo tình hình cung - cầu; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm cũng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành hàng cá tra.

Tổng cục Thủy sản đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ngành hàng cá tra như: Tăng cường quản lý điều kiện sản xuất và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi; tiếp tục tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra nhằm khẳng định vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thương mại thế giới; tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho thị trường nội địa, đặc biệt quan tâm đến bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học.

 

 

Thu Hà 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline