Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt mốc 4 tỷ USD năm 2022

Thứ tư, 14/12/2022 12:12

TMO - Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện tích, năng suất, sản lượng, từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê hiện đại, đa dạng sản phẩm, phù hợp thị hiếu thị trường, dự báo ngành cà phê Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch 4 tỷ USD trong năm 2022

Tại Hội nghị Quốc tế Cà phê Việt Nam năm 2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện tích, năng suất, sản lượng, từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê hiện đại, đa dạng sản phẩm, phù hợp thị hiếu thị trường. Nhiều tiến bộ đã được áp dụng vào sản xuất như: giống mới, kỹ thuật thâm canh, tưới nước tiết kiệm, trồng xen, thiết kế cảnh quan, sơ chế, bảo quản, sản xuất có chứng nhận và nhất là tái canh cà phê đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê. Việt Nam đã hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/năm.  

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 11 ước tính đạt khoảng 110.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2022 ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, với thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu như khu vực châu Á, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi, khai thác, tận dụng hiệu quả những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại, nhanh chóng giành lại thị phần đã mất và từng bước mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong những niên vụ vừa qua, khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về cà phê. Dự kiến hết năm 2022, xuất khẩu cà phê có thể đạt từ 3,9 - 4 tỷ USD.  

Bộ NN&PTNT nhận định, xuất khẩu cà phê trong năm 2022 có thể đạt mốc 4 tỷ USD. Ảnh:MP 

Thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, cả nước có diện tích trồng cà phê khoảng 710 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 2,8 tấn/ha. Từ năm 2014-2020, các địa phương vùng Tây Nguyên đã thực hiện tái canh 90 nghìn ha, ghép cải tạo 30 nghìn ha. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, các địa phương sẽ tiếp tục thực hiện tái canh 75 nghìn ha, ghép cải tạo 32 nghìn ha, phấn đấu năng suất vườn kinh doanh ổn định 3,5 tấn nhân/ha; thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 đến 2 lần so với trước khi tái canh. 

Mặc dù đạt nhiều thành tựu nhưng ngành cà phê phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như tăng trưởng cao chưa bền vững, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều rủi ro, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế. Biến động thị trường và biến đổi khí hậu; diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh; sản xuất nông hộ là chủ đạo, vai trò của hợp tác xã còn hạn chế; tổ chức liên kết sản xuất còn nhiều bất cập; vốn đầu tư cho phát triển cà phê còn hạn chế…

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, để phát triển ngành cà phê, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu xây dựng và triển khai các gói chính sách hỗ trợ phát triển cà phê; triển khai các chương trình, đề án phát triển cà phê bền vững…Cùng với đó là sự cần cù, sáng tạo của bà con nông dân và sự năng động của các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ cà phê đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Để phát triển bền vững ngành cà phê, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị, các địa phương, doanh nghiệp cần rà soát lại quy mô, diện tích cà phê; chọn tạo giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu vào sản xuất; đẩy mạnh sản xuất cà phê theo hướng hàng hóa; tổ chức liên kết sản xuất; nâng cao công nghệ chế biến, hướng đến chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng; kêu gọi đầu tư vào công nghệ chế biến, hạ tầng… nhằm thúc đẩy ngành cà phê phát triển; đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam đến các thị trường trên thế giới; đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất và chế biến cà phê. 

 

 

Thu Hương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline