Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 13:07

Tin nóng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Chủ nhật, 13/07/2025

Xuất hiện sa mạc trẻ nhất thế giới

Thứ ba, 15/04/2025 06:04

TMO - Biển Aral, từng là hồ nước nội địa lớn thứ tư thế giới với diện tích khoảng 68.000 km², nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan. Sự biến mất của hồ nước này đã để lại một vùng đất khô cằn rộng lớn, được gọi là sa mạc Aralkum.

Hiện nay nơi đây được xem là sa mạc trẻ nhất hành tinh. Vào những năm 1960, khi cả hai quốc gia đều là một phần của Liên Xô, chính phủ hai bên đã quyết định chuyển hướng hai con sông cung cấp nước cho Aral để có nguồn nước tưới cho các dự án nông nghiệp mới, chủ yếu phục vụ việc trồng bông ở Uzbekistan. Nhưng khi việc tưới tiêu giúp những cây hoa nở trên sa mạc đã khiến nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân bón và thuốc trừ sâu.

Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, các loài cá phong phú trong vùng nước đã bị giết chết bởi độ mặn của nước, và hai thập kỷ sau, nó đã tách thành hai hồ khác nhau khi nước tiếp tục bị chuyển hướng. Đến những năm 2010, các khu vực rộng lớn đã hoàn toàn khô cạn. Sự phá hủy nhanh chóng đối với nguồn nước và hệ sinh thái đã gây ra thảm họa cho ngành đánh bắt cá tại khu vực này, đồng thời để lại một sa mạc nhân tạo khổng lồ, hiện được gọi là Sa mạc Aralkum.

Ảnh vệ tinh của Biển Aral được chụp năm 1989 và năm 2024. (Ảnh: NASA).

Cho đến ngày nay, người ta vẫn có thể nhìn thấy những con tàu vận chuyển bị bỏ hoang, những di tích rỉ sét của một ngành công nghiệp đánh bắt cá từng rất nhộn nhịp. Các nhà nghiên cứu cho biết vùng đất hoang mạc được tạo ra còn gây ra những tác động về sức khỏe cho cộng đồng cư dân trong khu vực.

Trong một báo cáo, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu tầng đối lưu Leibniz (TROPOS) và Đại học Freie Universität Berlin đã viết, bụi không chỉ gây nguy hiểm cho người dân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở thủ đô Tajikistan và Turkmenistan. Trong ảnh vệ tinh mới do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố hôm 4/4, hồ Aral Nhỏ phía bắc (nằm phía trên hồ Aral Lớn) bị băng bao phủ.

Phần phía Tây của hồ Aral Lớn chỉ còn là một dải nhỏ hẹp, trong khi phần phía Đông gần như đã biến mất, để lại một vùng đất mặn khô cằn. Vùng đất này chính là sa mạc Aralkum - sa mạc trẻ nhất Trái Đất. Mặc dù Nam Aral được cho là đã khô cạn phần lớn vào thời điểm này, nhưng việc Kazakhstan xây dựng một con đập đã khiến mực nước ở Bắc Aral phục hồi đáng kể, theo Đài quan sát Trái đất.

Việc hồ nước lớn biến thành sa mạc gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Hồ Aral từng có ngành đánh bắt cá phát triển mạnh nhưng giờ đã biến mất. Vì khí hậu của khu vực cũng hoàn toàn thay đổi với mùa Đông lạnh hơn, mùa Hè nóng hơn; hằng năm, những cơn bão cát dữ dội đã rải cát và muối đi hàng trăm km, phá hủy mùa màng, làm ô nhiễm nguồn nước uống và ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người dân. Nồng độ muối trong lượng nước còn lại của hồ cũng tăng lên cao hơn đại dương, giết chết đa số sinh vật bản địa trong hồ và làm sụp đổ hệ sinh thái địa phương.

Hồ Aral là lời cảnh báo nghiêm khắc về hậu quả thảm khốc và phức tạp khi không ưu tiên cung cấp đủ nước cho môi trường địa phương. Các nhà nghiên cứu cho biết, toàn bộ vùng phía Nam dự kiến sẽ sớm khô cạn.

 

 

Thuỳ Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline