Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Xử lý dứt điểm, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng

Thứ năm, 24/08/2023 14:08

TMO - Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng.

Vi rút dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Trong khi đó, nhiều hộ chăn nuôi hiện nay không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn chưa được kiểm soát chặt. Thời tiết hiện nay lại đang bước vào giao mùa, các mầm bệnh vật nuôi dễ phát triển, bùng phát thành dịch bệnh. 

Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện quay trở lại địa bàn tỉnh Bắc Kạn vào tháng 7/2023. Tại xã Trần Phú, huyện Na Rì có 42 con lợn bị mắc bệnh và đã tiêu hủy. Tại xã Công Bằng, huyện Pác Nặm có 12 con bị bệnh và tiêu hủy. Tổng số vật nuôi của 17 hộ ở 8 thôn phải tiêu hủy là 54 con với trọng lượng trên 1 tấn. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi Thú y Bắc Kạn, ngày 20/8, Bắc Kạn xác định có thêm 4 xã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi, trong đó huyện Na Rì có thêm 3 xã là Đổng Xá, Liêm Thủy, Cư Lễ và tại huyện Ngân Sơn, ổ dịch được phát hiện tại xã Bằng Vân.

Phun khử khuẩn tại chuồng trại chăn nuôi tại huyện Na Rì. 

Mặc dù số lợn nhiễm bệnh và phải tiêu hủy không lớn, nhưng các ổ dịch liên tiếp xuất hiện dẫn đến nguy cơ tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng đang ở mức cao. Nguyên nhân bởi Bắc Kạn chủ yếu có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên hộ gia đình, người dân có thói quen mua lợn giống mua tại các chợ, hay do các thương lái mang tới mà chưa quan tâm đến nguồn gốc cũng như công tác kiểm dịch.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: “Hiện nay cả tỉnh chỉ còn hơn 1.000 lít thuốc sát trùng để phun khử khuẩn đã phân bổ đến các huyện, thành phố. Nếu dịch không may xảy ra chắc chắn sẽ thiếu. Nguyên nhân thiếu là do việc tổ chức đấu thầu mua thuốc và một số loại vắc xin gặp khó khăn, không có doanh nghiệp nào dự thầu dẫn tới phải hủy thầu. Khó khăn này đã được Chi cục báo cáo, xin ý kiến tỉnh cho hướng tháo gỡ.

Để ngăn chăn dịch bệnh lây lan trên diện rộng và làm ảnh hưởng tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa quyết định xuất hóa chất dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn phòng chống dịch bệnh động vật. Theo đó, 5.000 lít hóa chất Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Bắc Kạn để phòng chống dịch bệnh động vật. Hiện, tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn khoảng 165.000 con, ngoài một số trang trại lớn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, chăn nuôi lợn chủ yếu quy mô nhỏ, hộ gia đình. Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên công tác phòng dịch gặp rất nhiều khó khăn, người chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu kiến thức phòng bệnh cho đàn vật nuôi, khi xảy ra dịch rất dễ lây lan ra diện rộng.

Trước đó, tháng 3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Bắc Kạn ở 703 thôn, bản thuộc 116 xã, phường, thị trấn trên đàn lợn của 4.270 hộ dân. Số lượng lợn phải tiêu hủy là hơn 27 nghìn con, tương đương 1.200 tấn, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Trong năm 2022, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 119 hộ, 57 thôn, 30 xã, thuộc 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn, trong đó 10 xã có dịch kéo dài từ năm 2021 sang, buộc tiêu hủy 635 con lợn mắc bệnh với trọng lượng 22.452kg. Đến nay, 26 xã công bố hết dịch tả lợn châu Phi, 04 xã đã qua 21 ngày.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn khuyến cáo, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng. Các hộ dân không vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tổ chức chăn nuôi phải bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người dân tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại... 

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các địa phương nơi đang có dịch cần tập trung làm tốt công tác dập dịch tả lợn châu Phi, không để dịch tiếp tục lây lan bùng phát. Hạn chế buôn bán, vận chuyển các động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm soát chặt chẽ đầu vào con giống, nhất là với các dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất. Giao ngành chức năng nghiên cứu, tìm các giải pháp để sớm chủ động nguồn hóa chất, vắc xin để phục vụ kịp thời cho công tác phòng, chống dịch... 

Để chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi an toàn, hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Đảng, nhà nước, quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và xem xét, quyết định việc sử dụng vắc xin bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu việc sử dụng vắc xin bệnh Dịch tả lợn châu Phi để phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vắc xin. Lưu ý, trong quá trình triển khai tiêm phòng vắc xin bệnh Dịch tả lợn châu Phi, có thể các đàn lợn của địa phương đã nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi thực địa và các mầm bệnh khác nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nên khi đàn lợn được tiêm vắc xin bệnh Dịch tả lợn châu Phi rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết, buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.

Hiện có hai loại vắc xin dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Đây là những vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vắc xin thương mại trong phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi được cấp phép trên thế giới.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp tổ chức giám sát chất lượng, giám sát sử dụng 600.000 liều vắc xin trong điều kiện chăn nuôi thực tiễn tại Việt Nam. Kết quả đến tháng 7-2023, đã có hơn 650.000 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát chất lượng, đạt 100%, sử dụng an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Lợn tiêm phòng đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, tỷ lệ lợn được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao, trung bình đạt trên 95%. 

 

 

Thu Trang

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline