Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Xây dựng vùng chuyên canh sầu riêng đạt chuẩn xuất khẩu

Thứ bảy, 17/06/2023 12:06

TMO - Sầu riêng là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, địa phương này tập trung xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất theo chuẩn thị trường xuất khẩu chất lượng cao, giá cả cạnh tranh với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Với tổng diện tích trên 11,3 nghìn ha, tỉnh Đồng Nai đứng đầu khu vực Đông Nam bộ và đứng thứ tư cả nước về diện tích sầu riêng. Hiện các giống sầu riêng trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh đều là các giống có lợi thế xuất khẩu như: Ri6, Dona. Vùng trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai tập trung các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và thành phố Long Khánh. Diện tích thu hoạch 6.574ha và sản lượng năm 2023 khoảng 69 nghìn tấn. Đồng Nai cũng là tỉnh tích cực xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Đến nay, toàn tỉnh có 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích 820 ha được cấp mã vùng trồng. Ngoài ra, hiện có 61 vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 2.000ha và 4 cơ sở đóng gói sầu riêng đã hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số. Đây là cơ sở, tiền đề đảm bảo việc xuất khẩu sầu riêng chính thức, ổn định bền vững; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người nông dân. Do đó, Đồng Nai đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp tỉnh, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển và quản lý tốt các vùng trồng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Sầu riêng là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai, đứng thứ tư cả nước về diện tích sầu riêng. 

Vừa qua, tại thành phố Long Khánh, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng chính ngạch đầu tiên năm 2023 theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo đó, khoảng, 20 container chở 360 tấn sầu riêng giống Dona và Ri6 đã xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu: Tân Thanh, Hữu Nghị và Móng Cái. 

Để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng, tỉnh mong muốn Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa để trái sầu riêng của Việt Nam đến được người tiêu dùng trên toàn thế giới. UBND tỉnh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường thế giới để sản phẩm trái sầu riêng nói riêng, mặt hàng trái cây nói chung ngày càng vươn xa hơn ra thị trường quốc tế và nhiều sản phẩm trái cây của tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu các nước tiềm năng khác. 

Nâng cao chất lượng sầu riêng tại các vùng sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu được các ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh triển khai. 

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai là phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, chuyển đổi số và tăng năng suất lao động. Phát triển hài hòa giữa kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, tập trung vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. 

Xuất phát từ mục tiêu trên, trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển và quản lý tốt các vùng trồng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 140 vùng trồng với diện tích gần là 27.000ha (chuối, xoài, mít, thanh long, chôm chôm, chanh) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc và Mỹ, EU, Úc và New Zealand.

Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc có 103 vùng trồng, gồm: 11 vùng trồng sầu riêng, diện tích 820ha, 18 vùng trồng xoài với diện tích hơn 9 ngàn ha; 22 vùng trồng chôm chôm, diện tích hơn 6,9 ngàn ha; 30 vùng trồng chuối, diện tích 5,6 ngàn ha; 13 vùng trồng mít với diện tích 2,2 ngàn ha và 9 vùng trồng thanh long diện tích 728ha.

Tính đến hết tháng 5/2023, Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói sầu riêng đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này. Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật đang làm việc với GACC để thống nhất lịch kiểm tra trực tuyến đợt tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng đã gửi hồ sơ cho phía Trung Quốc.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, sản lượng sầu riêng quả tươi xuất khẩu đạt trên 65.000 tấn, tăng 41% so với cả năm 2022. Tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng quả tươi sang thị trường Trung Quốc là 97%. Số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cũng cho thấy quý I, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng tới hơn 8,3 lần (733%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần với 133,6 triệu USD.

Kể từ tháng 9/2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành rau quả, trái cây của nước ta. Cục Bảo vệ thực vật cho biết từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn. Từ năm 2022 là năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 46.000 tấn.

 

 

Thanh Hoa

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline