Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 23:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Xây dựng vùng chuyên canh sả trên đất nhiễm mặn

Thứ hai, 13/03/2023 16:03

TMO - Nhằm chủ động ứng phó với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn, thời gian qua huyện cù lao Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh sả nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất nhiễm mặn.

Thực hiện Đề án "Cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng huyện đến năm 2025", huyện Tân Phú Đông đã chuyển đổi trên 3.700 ha đất trồng lúa một vụ năng suất bấp bênh, hiệu quả thấp sang trồng chuyên canh sả, tập trung tại các xã Phú Thạnh, Phú Đông nằm ở hạ lưu sông Tiền. 

Trong năm 2022, nông dân huyện Tân Phú Đông đã duy trì và mở rộng diện tích trồng sả với 3.774 ha, đạt 114% kế hoạch và tăng hơn 970 ha so với cùng kỳ. Năng suất thu hoạch bình quân 17 tấn/ha, tổng sản lượng 59.770 tấn, đạt 103% kế hoạch và tăng hơn 17.600 tấn so với cùng kỳ. Với giá từ 4.500-5.000 đồng/kg, mỗi hecta sả đạt tổng thu trên 100 triệu đồng, trừ chi phí, nông dân trồng sả còn lãi từ 50-60 triệu đồng, cao gấp ba lần trồng lúa một vụ trước đây.

Việc chuyển đổi sang chuyên canh sả giúp bà con trên địa bàn huyện Tân Phú Đông nâng cao thu nhập kinh tế trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: NP.  

Cây sả bắt đầu được trồng thử nghiệm trên đất cù lao Tân Phú Đông từ năm 2010, đến mùa vụ năm 2014-2015, khi nạn xâm nhập mặn ngày càng gây tác hại nghiêm trọng đến ruộng đồng khiến nhiều hộ trồng lúa mất trắng, nhiều nông dân chuyển mạnh sang trồng sả.  Đến nay, sả trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp địa phương, sả là vừa là cây gia vị vừa là cây dược liệu rất thích hợp với vùng đất cù lao ven biển, chất lượng và năng suất cao hơn các khu vực khác. Ưu điểm của cây sả là dễ trồng, chi phí đầu tư, công chăm sóc, phân thuốc rất hạn chế hơn các loại cây trồng khác và cho thu hoạch quanh năm. Đặc biệt, cây sả thích ứng cao với khô hạn, hiện nay có thể không phun tưới nước ngọt trong thời gian hơn một tháng nhưng cây này vẫn không chết.

Do đó, so với các loại cây trồng hiện có ở vùng cù lao thì tính ổn định và bền vững của cây sả rất cao, có triển vọng. Gần đây, đầu ra cây sả cù lao Tân Phú Đông có thuận lợi, được thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ tiêu thụ mạnh. Giá cây sả tùy theo thời điểm, dao động từ vài nghìn đồng/kg đến gần 10.000 đồng/kg.

Ngành nông nghiệp huyện tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất tại vùng chuyên canh cây trồng này. 

Để nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng chuyên canh sả tại địa phương, hằng năm ngành nông nghiệp huyện chủ động phối hợp với các xã vùng chuyên canh đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ trong thâm canh, hướng dẫn nông dân trồng sả theo vùng quy hoạch và trồng sả theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng chất lượng nông sản hàng hóa. Đồng thời, áp dụng những mô hình sản xuất hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu. Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn huyện Tân Phú Đông có 01 Hợp tác xã cây sả và 03 Tổ hợp tác trồng sả thuộc 02 xã Phú Thạnh và Phú Đông, góp phần cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cũng như các hoạt động hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất cây sả.

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cùng các bộ, ngành Trung ương và địa phương, Tân Phú Đông đã xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Sả Tân Phú Đông" thành công. Kết quả, tháng 4/2019 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Sả Tân Phú Đông" cho Hội Làm vườn huyện Tân Phú Đông. Đây là tiền để quan trọng để huyện Tân Phú Đông nâng cao giá trị gia tăng, giúp phát triển bền vững vùng trồng sả tại tỉnh Tiền Giang. 

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng, bên cạnh 2 cây trồng chính là sả và mãng cầu Xiêm, nông dân huyện Tân Phú Đông còn chú trọng mở rộng diện tích các loại rau màu lương thực, thực phẩm, góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập của người nông dân. Theo nhiều nông dân xã Phú Thạnh và Phú Đông, đối với những khu vực gò cao, thường xuyên thiếu nước tưới, nông dân sản xuất 2 vụ sả/năm; khu vực có nguồn nước tương đối thuận lợi thì mỗi năm sản xuất 1 vụ sả và 1 vụ màu. Bên cạnh cây sả, hiện nay, nhiều nông dân còn thực hiện mô hình đưa cây màu xuống chân ruộng như ớt, khoai lang, dưa, cà, bầu bí…; trồng chuyên canh hoặc xen canh các loại rau màu, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

 

 

Đức Minh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline