Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 17:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo quốc gia

Thứ tư, 20/04/2022 16:04

TMO - Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt quyết định ban hành Đề án Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025 gạo thương hiệu An Giang tiêu thụ cho thị trường nội địa khoảng 5.000 tấn; đến năm 2030 tiêu thụ đạt khoảng 10.000 tấn và sẽ có mặt tại hệ thống bán lẻ của các siêu thị lớn trên toàn quốc cũng như các chợ, đại lý, cửa hàng, các chuỗi cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố có thế mạnh về phát triển du lịch,..

Đặc biệt, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt từ 45.000-50.000 tấn. Đến năm 2030, xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt khoảng 100.000 tấn, chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của địa phương; tập trung vào các thị trường lớn và thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines...

An Giang là một trong những địa phương sản xuất lúa gạo trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long 

Bên cạnh đó, đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang còn hướng đến mục tiêu phát triển thương hiệu gạo An Giang được nhận diện cũng như được sự yêu thích của người tiêu dùng vào năm 2025. Từ năm 2026-2030, xây dựng và phát triển “lòng trung thành” của khách hàng đối với gạo thương hiệu An Giang và phấn đấu trở thành thương hiệu gạo quốc gia.

Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, đề án được chia làm 2 giai đoạn: Từ năm 2022-2025, tỉnh sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình tham gia; trong đó ưu tiên doanh nghiệp có vùng nguyên liệu trên địa bàn, đủ năng lực triển khai quy trình canh tác với giống lúa phục vụ thương hiệu gạo An Giang, có năng lực chế biến xuất khẩu gạo và kinh nghiệm tổ chức, tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; thực hiện khâu chọn giống (nghiên cứu chất lượng giống, đánh giá khả năng phát triển thị trường của giống dự kiến được chọn,...).

Tại đề án, Sở NN&PTNT sẽ lựa chọn những giống lúa chất lượng phù hợp với từng vùng canh tác để nâng cao chất lượng gạo 

Cùng với đó, tỉnh tiến hành chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa được chọn, tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác được xác định; thực hiện quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, hệ thống quản lý chất lượng của các thị trường xuất khẩu; quảng bá thương hiệu gạo và xâm nhập vào hệ thống các kênh phân phối.

Giai đoạn từ năm 2026 đến 2030, tỉnh An Giang tập trung triển khai đề án và sẽ mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia chương trình, đề án.

Để triển khai hiệu quả đề án này, ngành nông nghiệp tỉnh xây dựng 4 chương trình: giống, canh tác, chế biến và quảng bá - xúc tiến thương mại. Trong đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ lai tạo, sàn lọc, tuyển chọn các giống lúa đáp ứng mục tiêu năng suất, chất lượng. Xây dựng bộ tiêu chí chất lượng sàn cần đạt cho thương hiệu gạo An Giang và các quy trình canh tác đáp ứng yêu cầu của từng giống và theo điều kiện canh tác tỉnh An Giang.

Đồng thời, nghiên cứu cải tiến, tổ chức đánh giá, nâng cấp phiên bản về chất lượng giống lúa phục vụ xây dựng thương hiệu gạo An Giang ít nhất 02 năm/lần. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng cho các vùng nguyên liệu tham gia đề án.

Tổ chức lại sản xuất, đảm bảo chất lượng ổn định, tạo mạng lưới sản xuất giống từ nguyên chủng đến giống xác nhận gắn với doanh nghiệp sản xuất, ưu tiên các mô hình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ; Quy hoạch vùng trồng cho các giống lúa phục vụ xây dựng thương hiệu An Giang; Ưu tiên các vùng sản xuất lúa 02 vụ để phát triển nguồn nguyên liệu cho thương hiệu gạo An Giang; Xây dựng quy trình chế biến gạo đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước lẫn quốc tế; Ưu tiên hỗ trợ công nghệ chế biến sâu về gạo, các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo.

Xây dựng chương trình quảng bá gạo thương hiệu An Giang đảm bảo các hoạt động quảng bá truyền thông đồng bộ và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu gạo An Giang trên các trang mạng xã hội, cổng thông tin điện tử tỉnh và các Cổng thông tin điện tử địa phương; quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh.

 

Đức Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline