Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 10:03

Tin nóng

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Hà Nội và TP. HCM cấm nhiều tuyến đường phục vụ sự kiện trình diễn ánh sáng và bắn pháo hoa

Thứ ba, 19/03/2024

Xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ năm, 11/08/2022 22:08

TMO - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang khẩn trương phối hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc đàm phán trao đổi về kỹ thuật, tiến hành xây dựng các Nghị định thư đối với 8 loại trái cây truyền thống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam có 11 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, trong đó 3 loại trái cây đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật gồm măng cụt, chanh leo, sầu riêng. Ngoài ra, 8 loại trái cây truyền thống của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (gồm chuối, xoài, vải, nhãn, dưa hấu, thanh long, mít và chôm chôm) chưa ký Nghị định thư.

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, việc ký kết Nghị định thư về dài lâu đem lại nhiều kết quả rất tích cực vì toàn bộ việc buôn bán sẽ thông qua hợp đồng, giúp ổn định đầu ra, tránh bị thương lái ép giá. Nếu hàng hóa không đảm bảo chất lượng như đã ký kết trong hợp đồng, cũng có thể xảy ra tình trạng đối tác từ chối nhận hàng.

Để xuất khẩu trái cây tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Những lô hàng từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với Bộ NN&PTNT và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp nhận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại khác vượt tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật.

Đồng thời, GACC sẽ thông báo ngay cho Bộ NN&PTNT và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình.

Cục Bảo vệ thực vật đang khẩn trương đàm phán xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây truyền thống xuất khẩu sang Trung Quốc

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) với Cục Kiểm dịch thực vật và động vật (Tổng cục Hải Quan Trung Quốc) về vấn đề phê duyệt, kiểm dịch đối với trái cây sang thị trường Trung Quốc diễn ra mới đây, ông Vương Ích Ngu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm dịch thực vật và động vật cũng cho biết: Tỷ lệ kiểm tra các lô hàng sẽ tuỳ thuộc theo tình hình nhiễm bệnh của hoa quả và có thể được điều chỉnh tuỳ tình hình nhiễm dịch tại từng thời điểm.

Phải dựa theo từng loại hoa quả cụ thể và nguy cơ mang theo dịch hại. Chảng hạn với quả măng cụt, sau khi Trung Quốc ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với Việt Nam, Cục Kiểm dịch thực vật và động vật phải kiểm tra xem doanh nghiệp có làm tốt hay không, sản phẩm có đáp ứng yêu cầu hay không. Nếu doanh nghiệp làm tốt thì sẽ giảm tần suất kiểm tra xuống 30%, còn không làm tốt thì vẫn sẽ kiểm tra với tần suất 80%, thậm chí 100%.

Sắp tới, Trung Quốc sẽ phối hợp Việt Nam để xây dựng và phổ biến những quy định trong Lệnh 248, Lệnh 249 dưới dạng video, clip, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam bảo đảm thời hạn hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các địa phương, doanh nghiệp nắm chắc yêu cầu từ phía Trung Quốc để triển khai đúng, đủ các nội dung liên quan, không chỉ đối với chanh leo và sầu riêng mà còn nhiều loại nông sản khác. 

Thời gian qua, sau sầu riêng, chanh leo, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để xuất khẩu chính ngạch tổ yến (yến sào) sang thị trường Trung Quốc. Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, ngay từ năm 2018, yến sào đã là một trong các sản phẩm Bộ NN&PTNT đàm phán và gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Mặt hàng yến sào đang có nhiều cơ hội để sớm xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Đỗ Hương 

Kết quả đàm phán trực tuyến thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch tổ yến (yến sào) sang Trung Quốc cho kết quả khả quan. Theo đó, trong lần đàm phán gần đây nhất kết quả đàm phán với Trung Quốc rất tốt, hy vọng chúng ta sớm có thể xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc. 

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, ngành yến của Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cả nước có 22.087 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến của Việt Nam hiện đạt trên dưới 120 tấn, giá trị tương đương 450 triệu USD.

Ngành yến Việt Nam mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2010, với sản lượng chiếm khoảng 3% sản lượng tổ yến toàn cầu. Tuy là đặc sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, nhưng tổ yến là sản phẩm mới, giá trị sản xuất chưa thể so sánh với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống và chưa được xếp vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.

 

 

Ngọc Lan 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline