Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ sáu, 12/05/2023 13:05

TMO - Việt Nam phấn đấu đến 2030 sẽ có thêm ít nhất 10 huyện đạt tiêu chuẩn vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh quốc tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu...

Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giai đoạn từ năm 2018 - 2022, đàn gia cầm ở Việt Nam tăng nhanh từ 435,9 triệu con lên 557,3 triệu con, tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm. Trong quý I/2023, chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Đàn gia cầm ước khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam sang trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt trên 400 triệu USD. Trong đó, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là các sản phẩm gia cầm chế biến chín, xuất khẩu được sang gần 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Nhật Bản, Nga, Hong Kong (Trung Quốc), EU.

Kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm, đẩy mạnh chăn nuôi sinh học an toàn đang được các địa phương chú trọng thực hiện. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước phát sinh 7 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 9.604 con. Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng. So với cùng kỳ năm 2022, diện dịch và mức độ dịch đều giảm, cụ thể số ổ dịch giảm hơn 61%, số tỉnh, thành phố có dịch giảm 50% và số gia cầm tiêu hủy giảm 82%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã cung ứng 102,8 triệu liều vacxin CGC; đang bảo quản tại kho 58 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong quý II là 133,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch. 

Hiện nay, trên cả nước có 32.230 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 55 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh; trong đó, có các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với nhiều loài động vật, nhiều bệnh, bao gồm 922 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 1.133 cơ sở, vùng chăn nuôi heo và 175 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT mặc dù kết quả xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh trên đàn gia cầm thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực nhưng nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi thời gian tới là rất lớn; việc xây dựng cơ sở, vùng an an toàn dịch bệnh vẫn còn nhiều hạn chế; chưa có cơ sở, vùng đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh quốc tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu là nhiệm vụ quan trọng cần được tập trung triển khai. 

Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, hướng đến mục tiêu vào năm 2025, mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 4 huyện đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới và đến năm 2030 là 10 huyện. Đồng thời, duy trì, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp.

Quy hoạch và phát triển chăn nuôi theo vùng sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại. Xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí kinh phí đầu tư để thực hiện được các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho việc duy trì các hoạt động thú y nhằm xây dựng, duy trì vùng, chuỗi an toàn dịch bệnh. Ưu đãi đối với công tác hỗ trợ xây dựng hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các doanh nghiệp chăn nuôi cần duy trì và thường xuyên giám sát định kỳ các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm bảo đảm tiêu chuẩn trong nước và thế giới, hướng đến đáp ứng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tiếp tục xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh trình các cơ quan chuyên môn của Việt Nam và mời các cơ quan thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu đánh giá, công nhận theo quy định của tổ chức Thú y thế giới.

Cục Thú y hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi và các địa phương xây dựng thành công chuỗi chăn nuôi, vùng an toàn dịch bệnh để có thể xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật; Tổ chức tập huấn về quy định, chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình thực hiện xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh; Ban hành các tiêu chí kỹ thuật cụ thể đối với từng thành phần của chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh để các đơn vị làm căn cứ áp dụng, tự kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch; Hỗ trợ thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong việc xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới và yêu cầu của các nước. 

Để ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, các địa phương cần thực hiện có hiệu quả Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 5-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 30-12-2022 quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trên cơ sở đó, các địa phương tăng cường tập huấn kỹ năng về kiểm soát dịch bệnh đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn cho người trực tiếp chăn nuôi để áp dụng vào thực tiễn. Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có thêm ít nhất 30 vùng (cấp huyện, cấp tỉnh) chăn nuôi gia cầm, lợn, trâu, bò an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới. 

Bộ NN&PTNT khẳng định, muốn tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi toàn cầu, Việt Nam phải công khai, minh bạch về chuỗi sản xuất từ con giống, thức ăn, phòng bệnh, đến sơ chế, chế biến... Đặc biệt, các địa phương phải rà soát, chọn phương án khả thi để xây dựng và mở rộng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo ra sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho thị trường xuất khẩu. 

 

 

Đức Lê 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline