Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 06:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng

Thứ ba, 23/08/2022 21:08

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang vừa triển khai dự án "Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang năm 2022" nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và vị thế của thương hiệu trái sầu riêng tỉnh Tiền Giang.

Dự án được thực hiện nhằm đưa sầu riêng Tiền Giang đủ năng lực để cạnh tranh với các thương hiệu sầu riêng từ các địa phương khác; tạo lập được môi trường hợp tác, phát triển và hình thành các tổ chức sản xuất; áp dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm thu nhập ổn định và phát triển cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Dự án này được triển khai tại huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và một số địa phương có trồng sầu riêng trên địa bàn. Tổng kinh phí thực hiện trên 15,3 tỷ đồng. Dự án hướng tới mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đề ra có ít nhất 10-20% sản phẩm sầu riêng được tiêu thụ thông qua hình thức liên kết, tương ứng với 23.000-46.000 tấn được tiêu thụ qua 6-10 chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác tại các chợ bán sỉ.

Tỉnh Tiền Giang triển khai dự án "Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang năm 2022". Ảnh: BAP 

Giai đoạn 2026-2030, dự án tiếp tục kế thừa những kết quả đạt được của giai đoạn thực hiện trước đó và nâng cấp, mở rộng, hình thành mới các chuỗi liên kết để có ít nhất 30-35% sản phẩm sầu riêng được tiêu thụ thông qua hình thức liên kết; tương ứng với 70.000-90.000 tấn được tiêu thụ qua 11-16 chuỗi.

Tỉnh Tiền Giang một trong những địa phương có diện tích cây ăn trái lớn nhất ĐBSCL với khoảng 87.000ha, đồng thời đây cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích sản xuất sầu riêng. Tính tới thời điểm hiện tại, Tiền Giang có gần 17.000ha diện tích trồng sầu riêng với tổng sản lượng đạt được 312.000 tấn/năm.

Nhiều năm qua hơn 70% sản lượng này xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đầy rủi ro. Địa phương có hơn 110 cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, chế biến sầu riêng; 30 kho lạnh, với tổng công suất khoảng 3.000 tấn. Để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sang Trung Quốc, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã và đang hỗ trợ các tổ chức nông dân xây dựng vùng trồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết: Từ cuối năm 2021 đến nay, tỉnh Tiền Giang đã gửi 11 hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng và 13 hồ sơ đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói sầu riêng, đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số ngay sau khi Nghị định thư được ký kết.

Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh thông tin rộng rãi đến nhà vườn trồng và doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng về các yêu cầu của nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường hướng dẫn nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để được cấp mã số vùng trồng và hỗ trợ cơ sở kinh doanh đăng ký mã số đóng gói, tạo thuận lợi cho xuất khẩu. 

Tỉnh Tiền Giang khuyến khích các nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, từ đó đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Phạm Hiếu 

Ngành nông nghiệp các cấp chủ động chuyển giao kỹ thuật sản xuất sầu riêng hữu cơ, khuyến khích nhà vườn chuyển dần từ phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ kết hợp với quản lí dịch hại IBM, để trái sầu riêng thuận lợi bước vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch. Giải quyết được bài toán tiêu thụ khó khăn từ nhiều năm qua.  

Theo phân tích của ngành chuyên môn, diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh hiện còn rất khiêm tốn so với tiềm lực sản xuất. Ngay sau khi trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ ngày 11/7, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân, hợp tác xã khẩn trương đăng ký cấp mã số vùng trồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh duy trì công tác kiểm tra, giám sát đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số nhằm duy trì các điều kiện sản xuất an toàn để phục vụ xuất khẩu chính ngạch. 

Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, từ năm 2018 đến cuối năm 2021, tỉnh đã thực hiện 810 cuộc thông tin, tuyên truyền về Đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa nghịch vụ, quản lý sâu bệnh hại trên cây sầu riêng, quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trước, trong và sau hạn mặn…

Bên cạnh đó, công tác phối hợp các ngành, đơn vị có liên quan kịp thời thông tin tình hình sản xuất, sâu bệnh hại, thị trường và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu giúp nông dân nhận thức, quản lý và tiếp cận sản xuất theo nhu cầu thị trường cũng được thực hiện thường xuyên.

 

 

Lê Hòa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline