Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 22:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Xây dựng chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai

Thứ năm, 16/12/2021 12:12

TMO - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong đó, bão, lũ lụt xảy ra thường xuyên và để lại hậu quả nặng nề nhất. Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng năm chịu tổn thất nặng nề từ thiên tai.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là giải pháp căn cơ để giảm tổn thất về người và tài sản, từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai để phát triển bền vững.

Chủ động phòng chống thiên tai

Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT), từ đầu năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng của 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 325 trận dông lốc, mưa đá, 6 đợt mưa lũ lớn; 128 trận động đất... Có thể nói thiên tai năm 2021 diễn ra không cực đoan, dị thường như năm 2020, tuy nhiên vẫn xảy ra dồn dập, đặc biệt từ giữa tháng 9 đến tháng 11, khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 4 cơn bão và 6 đợt mưa lũ diện rộng.

Cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh  đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân đặc biệt là khu vực miền Trung. Trong 11 tháng thiên tai đã làm 93 người chết và mất tích; 277 nhà sập, 8.913 nhà bị hư hại, tốc mái; 27.000 nhà bị ngập; 131.286 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 11.826 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 125.687 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 3.300 ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại; 113 km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 47 km bờ biển, sông bị sạt lở; 203km đường giao thông, đường sắt Bắc Nam bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 1,4 triệu m3; 99 cây cầu, 147 cống bị hư hỏng, cuốn trôi. Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh khác bị hư hỏng, sạt lở,..., ước tổng thiệt hại về kinh tế trên 4.400 tỷ đồng.

Ngày 17/3/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. So với Chiến lược phòng chống thiên tại đến năm 2020 có nhiều đổi mới quan trọng.

Giới chuyên gia đưa ra năm quan điểm và năm nguyên tắc phòng, chống thiên tai rất rõ nét. Trong đó, điểm đặc biệt là xác định mục tiêu “chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng”, đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất; thiệt hại về kinh tế do thiên tai không vượt quá 1,2% GDP và thấp hơn giai đoạn 2011-2020…

Cùng với đó, Chiến lược xác định 7 nhiệm vụ và giải pháp chung về phòng chống thiên tai. Ngoài các giải pháp về hoàn thiện thể chế, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, Chiến lược đưa ra các giải pháp như nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai,…

Chiến lược mới cũng xác định nhiệm vụ và giải pháp cho 7 vùng miền trên cả nước. So với Chiến lược năm 2020, Chiến lược giai đoạn này xác định các vùng cũng như giải pháp trọng tâm cho các vùng phù hợp với điều kiện cụ thể và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Áp dụng nhiều giải pháp mới

Theo ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai, với những mục tiêu đã đề ra, cùng những nhiệm vụ và giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng vùng, miền, trong năm 2021, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có những giải pháp, cách làm cụ thể hoá để thực hiện Chiến lược. “Hiện chúng tôi đang tập trung rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, trong đó đã ban hành 2 Nghị định; 3 Thông tư và 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Kiện toàn công tác cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PCTT các cấp theo Nghị định 66/2021/NĐ-PC (thay thế Nghị định số 160/2018/NĐ-CP); Ban Chỉ đạo, các Bộ ngành địa phương rà soát, cập nhật kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19, trong đó tăng cường sơ tán xen ghép và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người dân tại nơi sơ tán-Thủ tướng Chính phủ đã có 2 văn bản, công điện chỉ đạo về nội dung này” - ông Chính nói.

Cùng với đó là việc tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến trong chỉ  đạo ứng phó thiên tai; Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích PCTT cấp xã theo Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 29/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo đã ban hành tài liệu để các địa phương tổ chức tập huấn cho lực lượng này (Quyết định số 15/QĐ-TTWPCTT ngày 23/7/2021); Tiếp tục triển khai hoạt động Quỹ PCTT cấp tỉnh và thành lập Quỹ PCTT trung ương theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP… cũng được Tổng cục PCTT đẩy mạnh.

Từ thực tiễn PCTT và tổng kết đánh giá từ địa phương, các mô hình điển hình về PCTT đã và đang phát huy hiệu quả.

 Cụ thể, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh-cơ quan tham mưu về PCTT được kiện toàn, nâng cao năng lực, đã tổ chức theo dõi, giám sát, chủ động tham mưu ứng phó hiệu quả các đợt thiên tai lớn trong 5 đợt mưa lũ lớn năm 2016, mưa lũ sau bão số 12/ 2017 và đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2020.

Mô hình phòng, chống thiên tai tại cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ như tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, khu vực “rốn lũ” điển hình của miền Trung với khoảng 200 hộ dân hàng năm đều bị ngập sâu. Khoảng 50% các hộ dân đều có nhà vượt lũ với tầng trên có thể đảm bảo vượt mức lũ lịch sử cao nhất; mỗi hộ có 1-2 chiếc thuyền để đi lại trong lũ. Các hộ dân đều dự trữ lương thực, thuốc men, chất đốt, nước sạch; vật nuôi được di chuyển lên núi khi có cảnh báo ngập lụt; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ cho phù hợp với tình hình thiên tai… Tại xã Tân Hóa, (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình),  là khu vực rốn lũ của tỉnh Quảng Bình với 150 hộ dân. Khi có cảnh báo về mưa lũ, người dân chủ động chuẩn bị ứng phó từ sớm, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm; các hộ dân đều xây dựng nhà phao để chống lũ.

Do vậy, trong đợt mưa lũ, 2 địa phương nêu trên đều không bị thiệt hại về người mặc dù ngập sâu trong thời gian kéo dài.   

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline