Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 13:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ tư, 13/03/2024 14:03

TMO - Trung Quốc là thị trường có nhu cầu thực phẩm lớn. Tuy nhiên, quốc gia này cũng áp dụng nhiều điều kiện tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, việc triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh là cơ sở thuận lợi để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường tiềm năng này.

Theo Bộ Công Thương, năm 2023 Việt Nam xuất khẩu được 22,45 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 110,35 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với năm 2022. Về thị trường, thịt và sản phẩm thịt xuất khẩu sang 28 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu là các thị trường Trung Quốc, Bỉ, Malaysia, Campuchia, Pháp, Mỹ. Trong đó, Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là thị trường nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam với 9,63 nghìn tấn, trị giá 60 triệu USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 41% về trị giá so với năm 2022.

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn (thị phần thịt xẻ chiếm 49% tổng thịt lợn thế giới), đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thịt bò, thứ ba thế giới về sản lượng thịt gia cầm nhưng với hơn 1,4 tỷ dân vẫn là thị trường tiềm năng về thịt và sản phẩm chăn nuôi nói chung. Thói quen tiêu dùng thực phẩm, trong đó có sản phẩm chăn nuôi của thị trường Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam: Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn lớn, thói quen tiêu dùng thịt tươi, thịt nóng, tiêu dùng nội tạng động vật… Vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài 1.449,6km, thông qua 9 cặp cửa khẩu có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng áp dụng nhiều điều kiện tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam, vì vậy, việc triển khai bản ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) là cơ sở thuận lợi, tạo đà để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường tiềm năng này.

Ngành chăn nuôi nước ta chú trọng xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thúc đẩy xuất khầu thịt, sản phẩm thịt sang thị trường Trung Quốc. 

Cục Thú y khẳng định, việc ký các bản ghi nhớ về xây dựng vùng ATDB với bệnh lở mồm long móng là sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam nói chung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng với nước bạn Trung Quốc rất nhiều cơ sở chăn nuôi lớn hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng để hình thành vùng ATDB đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước là kết nối những cơ sở ATDB với nhau vào trong một sân chơi, tuân thủ chung quy định. Khi ATDB rồi, chi phí chăn nuôi là thấp nhất, hiệu quả cao nhất, thay vì tốn rất nhiều tiền của để phòng bệnh, để chữa bệnh cho vật nuôi, tiêu hủy rồi tồn dư hóa chất, thuốc phải giám sát, cảnh báo. 

Bộ NN&PTNT cho biết, để xây dựng vùng chăn nuôi ATDB cần triển khai 4 giải pháp: Trong đó giải pháp thứ nhất về công tác giống. Thứ hai là về thức ăn dinh dưỡng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập và ngành chăn nuôi cũng không nằm ngoài chủ trương này. Trong nhiều năm qua, Việt Nam nhập sản lượng thức ăn chăn nuôi với giá trị rất lớn. Vấn đề bây giờ là phải xây dựng nguồn nguyên liệu để chủ động giảm chi phí, giá thành thức ăn thấp nhất. Hiện nay, chi phí thức ăn quyết định tới 65-70% giá thành chăn nuôi. 

Giải pháp thứ ba là về thú y thực vật. Trong nhiều năm qua, nước ta đã làm tốt công tác phòng chống bệnh dịch như vaccine lở mồm long móng, vaccine tai xanh và gần đây nhất đã công bố cho lưu hành rộng rãi vaccine dịch tả lợn châu Phi. Với lĩnh vực thú y, Việt Nam sẽ phải duy trì thành quả đã đạt được và tiếp tục nghiên cứu vaccine cho các đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Giải pháp thứ tư là về vấn đề giết mổ, sơ chế và chế biến.

Tỉnh Lào Cai có trên 182 km đường biên giới với 5/9 huyện, thành phố có đường biên giới với Trung Quốc. Hằng năm, lượng hàng hóa trung chuyển đến và qua tỉnh Lào Cai lớn, đặc biệt là có tuyến đường giao thông thuận lợi, việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật vào và đi qua địa bàn tỉnh thuận tiện, chưa được kiểm soát triệt để. Đây chính là nguyên nhân dịch bệnh động vật xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu động vật và sản phẩm động vật từ bên ngoài vào địa bàn, tạo sự răn đe đối với các đối tượng buôn lậu qua biên giới.

Việc triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu là cơ hội tốt để tỉnh Lào Cai nâng cao nhận thức, chủ động, có nhiều biện pháp phù hợp hơn để phòng chống dịch bệnh động vật, tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cam kết tích cực chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Việc triển khai bản ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là cơ sở thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc. 

Trung Quốc là thị trường có dân số đông, nhu cầu thực phẩm lớn. Trước đây, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Từ khi có hàng rào biên giới, xuất khẩu nông sản giảm sút do một số yêu cầu về xuất khẩu nông sản chính ngạch mà chúng ta chưa đáp ứng được. Do đó, việc triển khai bản ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là cơ sở thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc.

Bộ NN&PTNT nhấn mạnh đến chăn nuôi an toàn dịch bệnh và xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu là biện pháp phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa để hướng tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học. Muốn vậy, các ngành, địa phương phải có các giải pháp, đề án triển khai thật đồng bộ. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố phải nhận thức đúng về chủ trương, chiến lược, đầu tư đúng mức để xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, nâng giá trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nền nông nghiệp... 

 

 

Mạnh Tuấn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline