Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Xây dựng bộ dữ liệu cho sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ năm, 28/09/2023 07:09

TMO - Bộ dữ liệu cho sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long  được sử dụng để tính toán, so sánh hiệu quả sản xuất và giá trị lúa gạo cho những diện tích tham gia trong Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) khảo sát 10.000 nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để xây dựng dữ liệu sản xuất lúa, nhất là phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Khảo sát nhằm điều tra về thực trạng phương thức canh tác lúa tại ÐBSCL phục vụ việc đánh giá mức độ phát thải, chi phí sản xuất và lợi nhuận, mức độ cơ giới hóa, cách quản lý rơm rạ và sâu bệnh, nhận thức về biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính... Qua đó, thu thập các thông tin và số liệu cần thiết để xây dựng bộ dữ liệu cho sản xuất lúa tại ÐBSCL. 

Việc xây dựng bộ dữ liệu sản xuất lúa phải đảm bảo mục tiêu, thống nhất số liệu về phương thức canh tác đang thực hiện, chi phí sản xuất và lợi nhuận. Đồng thời, đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức của nông dân về biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại; mức độ tham gia vào sản xuất lúa của nữ giới và khác biệt về thói quen canh tác, nhất là hiểu biết, nhận thức của nông dân thuộc dân tộc thiểu số ở 12 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đây cũng là cơ hội để tăng cường năng lực của cán bộ nông nghiệp trong sử dụng công cụ số thu thập số liệu từ nông dân, góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thông qua hoạt động khảo sát, sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tế cho quá trình xây dựng bộ dữ liệu sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Vùng ÐBSCL vựa lúa gạo quan trọng của cả nước, nơi đang cung cấp 90% lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Sản xuất lúa gạo tại vùng trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn, giúp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và góp phần cung cấp một lượng lớn gạo phục vụ xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên, thu nhập của đa phần nông dân còn thấp và sản xuất lúa gạo trong vùng cũng đang ngày càng đối mặt với nhiều điều kiện sản xuất bất lợi do biến đổi khí hậu, giá vật tư đầu vào tăng và người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc xây dựng Bộ dữ liệu cho sản xuất lúa của vùng là rất cần thiết nhằm cập nhật, cung cấp các thông tin cần thiết cho nông dân và các cơ quan quản lý để có những chỉ đạo, điều hành và điều chỉnh phù hợp trong sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Việc xây dựng bộ dữ liệu sản xuất lúa phải đảm bảo mục tiêu, thống nhất số liệu về phương thức canh tác đang thực hiện, chi phí sản xuất và lợi nhuận. 

Khi cơ sở dữ liệu được số hóa thì các Sở NN&PTNT và các đơn vị dễ dàng tra cứu, xem thông tin về hiện trạng sản xuất để thực hiện tốt việc quản lý, cũng như tối ưu hệ thống sản xuất ứng phó BÐKH, tăng hiệu quả, giảm phát thải. Ðây cũng là các thông tin và dữ liệu cần thiết để xây dựng hệ thống khuyến nông điện tử, với khả năng tích hợp tốt các dữ liệu và từ dữ liệu kịp thời đề xuất các giải pháp giúp nông dân tại từng địa phương thực hiện tốt việc sản xuất.

Cuộc khảo sát diễn ra đến quý I-2024 và chia làm nhiều đợt thực hiện gắn với thực tế sản xuất lúa tại các tỉnh, thành vùng ÐBSCL. Qua đó, nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết về tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất của  tất cả các vụ lúa trong năm 2023 (gồm: đông xuân, hè thu, thu đông) tại các địa phương.

Theo Bộ NN&PTNT, việc xây dựng các vùng lúa chất lượng cao theo Đề án Bộ NN&PTNT đang xây dựng phải bảo đảm các yếu tố sau: Thứ nhất là sử dụng giống lúa xác nhận cho chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thế giới, có thể hướng tới sử dụng các giống lúa đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng và nhu cầu chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng từ hạt gạo. Thứ hai, áp dụng quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Những vùng lúa chất lượng cao sẽ phải được áp dụng các quy trình canh tác bền vững hơn, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống…. Với hệ thống canh tác này, sản xuất lúa sẽ tiết kiệm tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường và giảm phát thải.

Thứ ba, vùng lúa chất lượng cao sẽ được tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác, liên kết để giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị từ các khâu liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các hộ nông dân sẽ được tổ chức lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và sẽ được liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp nguyên liệu đầu vào và doanh nghiệp bao tiêu đầu ra theo hướng nông dân được cung cấp đầu vào bảo đảm chất lượng với giá thấp hơn, đồng thời bán lúa với giá ổn định, cao hơn. Thứ tư, các vùng lúa chất lượng cao quy mô lớn sẽ được cơ giới hóa, đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ hơn, được số hóa vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và được tích hợp các công nghệ thông minh, kiểm soát dịch bệnh, tưới nước tự động…

Thứ năm, vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao phải được đầu tư phát triển bền vững, tạo niềm tin và thu nhập cao hơn cho người trồng lúa, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất lúa gạo, đồng thời ở những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao sẽ tạo ra những giá trị tăng thêm do góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tái sử dụng phụ phẩm từ trồng lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn, xây dựng thương hiệu gạo.

Thời gian qua, Cục Trồng trọt và IRRI phối hợp cùng các đối tác tại khu vực ĐBSCL đang thực hiện 3 sáng kiến CGIAR, bao gồm sáng kiến AMD về bảo vệ hệ thống lương thực tại các vùng đồng bằng lớn của châu Á; sáng kiến EiA về nông nghiệp xuất sắc và sáng kiến PHI về sức khỏe cây trồng. Mục tiêu chính của các sáng kiến trên là hệ thống sản xuất vùng đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời nâng cao sản lượng, thu nhập của nông dân thông qua việc cải thiện hiệu quả sử dụng vật tư đầu vào. Giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho các loại cây trồng chủ lực, trong đó có lúa. Cuối cùng là hướng đến tăng sinh kế, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nông hộ nhỏ, đặc biệt nông dân là nữ giới, thanh niên hoặc thuộc vùng dân tộc thiểu số.

 

 

Hưng Nguyễn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline