Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 10:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

WMO: 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận

Thứ bảy, 11/01/2025 05:01

TMO - Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương năm 2024 đã tăng đến mức kỷ lục.

Dữ liệu từ các cơ quan khí tượng tại Anh, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cho thấy mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 đạt 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là năm thứ hai liên tiếp mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất vượt qua 1,5 độ C - ngưỡng được đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 nhằm hạn chế những tác động nghiêm trọng của hiện tượng này.

Cùng với sự gia tăng nhiệt độ, năm 2024 cũng chứng kiến hàng loạt thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng. Tại California (Mỹ), cháy rừng đã phá hủy 10.000 công trình và khiến ít nhất 10 người thiệt mạng. Các trận lũ lớn ở Tây Ban Nha, Sudan và Nepal gây ra tàn phá diện rộng, trong khi các đợt nắng nóng tại Mexico và Saudi Arabia (Arập Xêút) cướp đi hàng nghìn sinh mạng.

Theo bà Clare Nullis - người phát ngôn của WMO, nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương năm 2024 đã tăng đến mức kỷ lục. Bà nêu rõ: “Chúng ta đang chứng kiến nhiệt độ đất liền và đại dương vượt xa mức thông thường, đi kèm với hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan gây tổn hại nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh kế và hy vọng của hàng triệu người trên thế giới”. Tác động từ hiện tượng nước biển ấm lên càng làm trầm trọng thêm tình hình, với rạn san hô bị tẩy trắng hàng loạt và hệ sinh thái biển suy thoái nghiêm trọng.

Tổng thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu năm 2024 ước tính lên tới 140 tỷ USD - mức cao thứ ba trong lịch sử. Bà Samantha Burgess - Giám đốc Chiến lược Khí hậu của Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu Copernicus - nhấn mạnh rằng sự tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

(Ảnh minh hoạ: Internet). 

Bà cảnh báo: “Nếu không hành động khẩn cấp, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến băng tan nhanh, mực nước biển dâng cao và các hệ sinh thái bị đẩy đến bờ vực sụp đổ”. Mặc dù năm 2025 được dự đoán sẽ không nóng bằng năm 2024 nhờ hiện tượng La Nina, nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu vẫn nằm trong Top 3 năm nóng nhất lịch sử. Ông Carlo Buontempo - Giám đốc Copernicus - khẳng định: “Chúng ta vẫn có thể thay đổi quỹ đạo khí hậu nếu hành động ngay bây giờ. Tương lai của hành tinh này vẫn nằm trong tay chúng ta”.

Hội nghị COP29 tổ chức tại Baku, Azerbaijan cũng công bố những số liệu đáng lo ngại. Trong đó, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,3°C so với mức trung bình trước thời kỳ công nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan (nhiệt độ nước biển tăng cao, băng tan kỷ lục, hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng) đang diễn ra với tần suất ngày càng tăng. Trước đó vào tháng 10/2024 ghi nhận mức nhiệt trung bình ở châu Âu đạt 10,83°C (cao hơn 1,23°C so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020). Đây là tháng ấm thứ 5 trong lịch sử khu vực và tháng ấm thứ 2 trên toàn cầu.

Dù lượng khí thải nhà kính tại châu Âu có dấu hiệu giảm, tổng lượng khí thải trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Tại COP29, các chuyên gia khí hậu đã cảnh báo rằng, nếu xu hướng này không thay đổi, thế giới sẽ đối mặt với những tác động không thể đảo ngược.

 

Thu Quỳnh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline