Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

WHO kêu gọi nguồn lực để đối phó khủng hoảng nhân đạo

Thứ năm, 18/01/2024 07:01

TMO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi 1,5 tỷ USD để tăng cường hỗ trợ hàng chục triệu người trong những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo gần 300 triệu người trên toàn cầu dự kiến ​​ cần được hỗ trợ nhân đạo ở năm 2024. Trong số đó, ước tính 166 triệu người sẽ cần hỗ trợ y tế nhân đạo. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cơ quan đặt mục tiêu tiếp cận khoảng 87 triệu người trong những trường hợp đòi hỏi phản ứng cao nhất như xung đột, biến đổi khí hậu, bất ổn kinh tế, tình trạng di cư, đói ăn và bất bình đẳng.

Điều này sẽ đòi hỏi khoản hỗ trợ lên đến 1,5 tỷ USD. ước tính trong năm nay, 166 triệu người sẽ cần hỗ trợ y tế trên thế giới, trong đó có các nước Ukraine, Haiti, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine. Đáng chú ý, tình trạng y tế khẩn cấp đòi hỏi nguồn tài trợ nhiều nhất xảy ra tại các vùng lãnh thổ của Palestine, đặc biệt tại Gaza - nơi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát từ tháng 10/2023. 

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD để tăng cường hỗ trợ hàng chục triệu người trong những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.

WHO nhấn mạnh cần 219 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu tại Gaza trong thời gian từ 3-6 tháng, tùy vào diễn biến xung đột. Bên cạnh đó, 2 trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu khác đòi hỏi khoản tài trợ lớn là dịch COVID-19 và Afghanistan. Quốc gia Nam Á này có 23,7 triệu người cần tiếp cận khẩn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. WHO cũng đặc biệt lo ngại về sự bùng phát trở lại của bệnh tả trên khắp thế giới, đòi hỏi khoản tài trợ gần 50 triệu USD để đối phó. Trong khi đó, WHO cần 77 triệu USD để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Ukraine.

Bước sang năm 2024, WHO đã ứng phó với 41 cuộc khủng hoảng y tế, bao gồm 15 trường hợp khẩn cấp ở mức cao nhất. Khoản hỗ trợ năm 2024 sẽ tạo điều kiện cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, phân phối vật tư và thiết bị y tế quan trọng, duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu để có thể bảo đảm quá trình chăm sóc liên tục. 1,5 tỷ USD cũng sẽ được sử dụng để đẩy mạnh khả năng tiếp cận trực tiếp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với những cộng đồng nghèo khó, hợp tác với các tổ chức địa phương và phản ứng hiệu quả để theo dõi, chia sẻ và ghi lại các đợt bùng phát dịch bệnh. Cùng với đó là việc duy trì những hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện có và xây dựng khả năng phục hồi trước các mối đe dọa trong tương lai.

Dự kiến, khoản hỗ trợ kể trên sẽ được phân phối cho châu Phi (334 triệu USD), Đông Địa Trung Hải (705 triệu USD), châu Âu (183 triệu USD), Tây Thái Bình Dương (15,2 triệu USD), Đông Nam Á (49 triệu USD) và Châu Mỹ (131 triệu USD). Với sự chung tay của các bên tài trợ, WHO sẽ đáp ứng các nhu cầu sức khỏe đối với những người dễ bị tổn thương nhất, giúp cộng đồng vượt qua khủng hoảng để giải quyết các mối đe dọa sức khỏe trong tương lai.

 

 

Minh Vân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline