Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/04/2025 19:04

Tin nóng

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Thứ sáu, 18/04/2025

WHO cảnh báo gia tăng số ca bị rắn độc cắn do lũ lụt

Thứ sáu, 20/09/2024 14:09

TMO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, tình trạng rắn cắn, vốn cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm đang trở nên nghiêm trọng hơn do lũ lụt.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có tới 2,7 triệu người bị rắn độc cắn, trong đó tỷ lệ tử vong lên tới 138.000 trường hợp. Bên cạnh đó, mỗi năm có khoảng 240.000 người bị tàn tật vĩnh viễn do bị rắn cắn. Hầu hết nạn nhân bị rắn cắn sống ở các vùng nhiệt đới và tại các nước nghèo nhất thế giới, trong đó trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề hơn. một số khu vực trên thế giới không có đủ phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả dành cho những người bị rắn cắn.  

(Ảnh minh họa). 

Tại khu vực châu Phi cận Sahara chỉ có thể tiếp cận khoảng 2,5% các phương pháp điều trị mà cộng đồng nơi đây cần. Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với khoảng 58.000 người tử vong do rắn cắn mỗi năm. Các nước láng giềng như Bangladesh và Pakistan cũng đang gặp phải tình trạng tương tự. Nigeria đang đối mặt với tình trạng thiếu thuốc giải độc rắn nghiêm trọng, trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường hợp rắn cắn do lũ lụt. Vấn đề này cũng xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới, nơi các thảm họa thiên nhiên ngày càng phổ biến như Myanmar, Nam Sudan.

Cơ quan Y tế của Liên hợp quốc cho biết một số công ty đã ngừng sản xuất thuốc giải độc do rắn cắn từ những năm 1980, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng ở châu Phi và một số quốc gia châu Á. WHO cảnh báo rằng biến đổi biến đổi khí hậu có nguy cơ làm thay đổi sự phân bố và số lượng của rắn độc, có thể khiến các quốc gia trước đây không bị ảnh hưởng phải đối diện nguy hiểm. 

 

Mai Linh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline