Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 10:07

Tin nóng

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Thứ năm, 17/07/2025

WHO báo động tình trạng gia tăng nhiễm lao ở trẻ em châu Âu

Thứ tư, 26/03/2025 06:03

TMO - Tổ chức y tế Thế giới (WHO) kêu gọi hành động ngay lập tức khi báo cáo cho thấy số ca nhiễm lao ở trẻ em tăng vọt lên đến 10% tại khu vực châu Âu và Trung Á.

Theo WHO, tại khu vực châu Âu - bao gồm 53 quốc gia ở châu Âu và Trung Á - đã báo cáo hơn 7.500 trường hợp ở trẻ em mắc bệnh lao dưới 15 tuổi vào năm 2023, tăng hơn 650 trường hợp so với năm 2022.

Giới chức y tế thế giới cảnh báo rằng việc cắt giảm viện trợ toàn cầu có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh lao trên toàn cầu - căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất thế giới. Theo phân tích, vào năm 2023, hơn 172.000 người ở khu vực châu Âu đã mắc bệnh lao hoặc tái phát bệnh, ngang bằng với mức báo cáo vào năm 2022.

Mặc dù số ca tử vong do bệnh lao đã giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng COVID-19. Điều đó cho thấy nhiều người bị nhiễm bệnh lao đã không được chẩn đoán và điều trị trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn các dịch vụ y tế và hậu quả hiện đang trở nên rõ ràng hơn.

Số ca tử vong do bệnh lao ở trẻ em dường như cũng đang tăng lên. Theo đó, có khoảng 7.500 ca lao ở trẻ em dưới 15 tuổi tử vong tại khu vực châu Âu vào năm 2023 - tăng 9,6% so với năm trước đó.

Số ca nhiễm lao ở trẻ em tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Hơn 2.400 trong số các trường hợp này được báo cáo ở trẻ em dưới 5 tuổi - nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong do lao cao hơn. Tiến sĩ Hans Kluge - Giám đốc WHO khu vực châu Âu - cho biết trong một tuyên bố: "Gánh nặng lao hiện nay và sự gia tăng đáng lo ngại ở trẻ em mắc lao là lời nhắc nhở rằng tiến trình chống lại căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi này vẫn còn mong manh".

Báo cáo cho biết các phát hiện chỉ ra rằng bệnh lao đang tiếp tục lây lan trên khắp châu Âu và cần phải có những nỗ lực y tế công cộng ngay lập tức để kiểm soát căn bệnh này.

Theo báo cáo, tại khu vực châu Âu, 15,4% những người mắc bệnh lao mới hoặc tái phát cũng nhiễm HIV, có thể tiến triển thành AIDS nếu không được điều trị. Bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị lao hàng ngày trong tối đa 6 tháng để thuốc phát huy hiệu quả. Việc ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, khiến bệnh khó điều trị hơn và tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng lây lan.

Tuần trước, WHO đã cảnh báo rằng việc cắt giảm viện trợ toàn cầu đang làm suy yếu tiến trình xóa bỏ căn bệnh này ở 27 quốc gia, chủ yếu là ở châu Phi, khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các chương trình phòng chống lao ở châu Âu và khu vực Trung Á cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm này. Trên toàn khu vực châu Âu, Nga có nhiều ca bệnh nhất vào năm 2023, tiếp theo là Ukraine, Uzbekistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania.

Lao là căn bệnh do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể lây lan sang các cơ quan khác. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh không tiếp tục phát triển bệnh. Trong trường hợp bệnh phát triển, bệnh lao có thể rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo thống kê, bệnh lao khiến khoảng 1,25 triệu người tử vong mỗi năm.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline