Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ

Thứ sáu, 16/08/2024 14:08

TMO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) vì bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh ở châu Phi. 

Đây là lần thứ hai trong 2 năm WHO ban bố PHEIC vì bệnh đậu mùa khỉ, sau khi đợt bùng phát dịch bệnh này ở CHDC Congo lây lan sang các nước láng giềng và có nguy cơ lan rộng ra quy mô toàn cầu. Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là PHEIC và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO, được ban hành nhằm thúc đẩy nghiên cứu, tài trợ, triển khai các biện pháp y tế công cộng quốc tế và hợp tác để kiểm soát dịch bệnh. 

Sự xuất hiện một nhánh mới của bệnh đậu mùa khỉ cùng sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh ở miền Đông CHDC Congo và việc báo cáo các trường hợp ở một số quốc gia lân cận là rất đáng lo ngại. Thực trạng này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh này và cứu lấy sinh mạng của con người.

Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) tuyên bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn châu lục. 

Các nhân viên y tế tuyên truyền về các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ ở Goma, Congo. 

Bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở CHDC Congo trong hơn một thập kỷ và số ca được báo cáo mỗi năm đã tăng đều đặn trong suốt thời gian đó. Tính từ đầu năm 2024 cho tới nay, số các ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại CHDC Congo vẫn tiếp tục đà tăng và đã vượt quá tổng số của năm ngoái, với hơn 15.600 ca nhiễm bệnh và 537 ca tử vong. 

Trước bối cảnh trên, Cơ quan ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp về y tế (HERA) thuộc Ủy ban châu Âu, ngày 14/8 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch mua và tặng 175.420 liều vắc-xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ MVA-BN cho châu Phi. Ngoài ra, công ty công nghệ sinh học Bavarian Nordic có trụ sở tại Đan Mạch cũng sẽ viện trợ 40.000 liều vắc-xin cho HERA 

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, kế hoạch ứng phó liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ trước mắt cần 15 triệu USD và cơ quan này có kế hoạch kêu gọi tài trợ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC), số ca bệnh đã tăng đột biến và hiện được phát hiện ở ít nhất 13 quốc gia châu Phi. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh đã tăng 160% và số ca tử vong tăng 19%. 

Không giống như các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trước đây, các tổn thương chủ yếu xuất hiện ở ngực, tay và chân, dạng bệnh đậu mùa khỉ mới gây ra các triệu chứng nhẹ hơn và các tổn thương ở bộ phận sinh dục. Điều đó khiến việc phát hiện trở nên khó khăn hơn. Người bị bệnh có thể không biết mình đang nhiễm bệnh.

WHO cho biết, chủng bệnh đậu mùa khỉ gần đây đã được phát hiện ở 4 quốc gia Đông Phi: Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda. Tất cả các đợt bùng phát tại 4 quốc gia này đều liên quan đến dịch bệnh ở Congo. Do đó, WHO có cơ sở để lo ngại dịch đậu mùa khỉ sẽ lây lan ra ngoài châu Phi. WHO tuyên bố, sự lây lan ngày càng tăng của bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, đồng thời cảnh báo rằng loại vi rút này có thể lan rộng toàn thế giới. 

 

 

Lê Hoài 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline