Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 12:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Vĩnh Phúc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ năm, 08/02/2024 06:02

TMO - Vĩnh Phúc được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Trên địa bàn tỉnh, ngày càng nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ, cung cấp sản phẩm an toàn ra thị trường.

Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 là một trong những nội dung quan trọng, không chỉ tiếp thêm động lực, tạo sức lan tỏa phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ mà còn góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, bền vững.

Triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, năm 2023, tỉnh đã triển khai thực hiện xây dựng 6 mô hình sản xuất cây ăn quả đạt chuẩn hữu cơ với quy mô 2 ha/mô hình và 4 mô hình sản xuất cây dược liệu hữu cơ, quy mô 1 ha/mô hình. Đồng thời, hỗ trợ thực hiện 200 ha sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ với các giống lúa như: BG6, Hương cốm 4, DT39 Quế Lâm; 400 ha sản xuất rau, quả ăn lá theo hướng hữu cơ; 1 mô hình nuôi lợn theo hướng hữu cơ và 1 mô hình nuôi gà theo hướng hữu cơ với tổng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ là 9,43 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quá trình triển khai thực hiện cho thấy, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao so với sản xuất đại trà mà còn góp phần hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích sinh trưởng, đặc biệt là thuốc trừ cỏ. Cụ thể, sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ được các doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/ha; sản xuất rau quả ăn lá theo hướng hữu cơ tăng từ 10 - 20% so với sản xuất thông thường. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ, cung cấp sản phẩm an toàn ra thị trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cho biết, hiện nay địa phương đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, các cây trồng có giá trị kinh tế cao được mở rộng diện tích, cơ giới hóa được áp dụng ở hầu hết các khâu trong sản xuất.  Tính đến hết tháng 11/2023, Vĩnh Phúc đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích trên 4.800ha tại 71 xã, phường, thị trấn; mô hình hữu cơ trên cây ba kích với 3ha và liên kết sản xuất, tiêu thụ trà hoa vàng theo hướng hữu cơ trên diện tích 4ha tại huyện Tam Đảo; mô hình trồng nho Hạ đen 2ha tại huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Chăn nuôi cũng được định hướng phát triển thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu nông nghiệp theo hướng trang trại công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn sinh học, có địa chỉ truy xuất nguồn gốc và đầu ra ổn định.

Phát triển nuôi trồng thủy sản được thúc đẩy theo hình thức thâm canh; hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, tích cực đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng con giống truyền thống, nghiên cứu giống đặc sản để xây dựng thương hiệu cá giống của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường quản lý, phát triển và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái; gắn công tác bảo vệ rừng với phát triển kinh tế rừng, từng bước hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ cao cấp, có thương hiệu trên thị trường.

Theo thống kê, giai đoạn 2021-2023, Vĩnh Phúc đã thực hiện hỗ trợ VietGAP cho 92 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và 1 cơ sở áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt. Trong số đó có 19 cơ sở sản xuất rau, quả; 64 cơ sở chăn nuôi; 9 cơ sở thủy sản. Đây là tiền đề quan trọng để mở rộng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Đáng chú ý, công tác cấp quản lý mã số vùng trồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để địa phương này triển khai hiệu quả các mục tiêu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, trong năm 2023  tỉnh đã hỗ trợ gần 1,3 tỷ đồng xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản; tổ chức 57 lớp tập huấn về mã số vùng trồng cho các vùng trồng xuất khẩu, nội địa và cơ sở đóng gói; lắp đặt 18 biển hiệu tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; cấp mới 2 mã số vùng trồng xuất khẩu và 47 mã số vùng trồng nội địa với diện tích gần 215 ha; giám sát, duy trì 25 mã số vùng trồng và 2 mã cơ sở đóng gói thạch đen, ớt phục vụ xuất khẩu đã được cấp mã số từ năm 2020 - 2022. Qua đó khuyến khích người dân mở rộng các vùng sản xuất tập trung đối với các loại rau, cây ăn quả có lợi thế, tiềm năng xuất khẩu và hiệu quả kinh tế cao, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được các địa phương đẩy mạnh triển khai. Ảnh: HA. 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh, mặc dù đất không rộng, song Vĩnh Phúc có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Đó là địa hình, khí hậu đa dạng, cây trồng phong phú, sản phẩm đa dạng. Nhu cầu sử dụng rau an toàn trên địa bàn tỉnh rất cao như các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn. Liền kề là thị trường Hà Nội rộng lớn. Nhiều hợp tác xã, nhóm liên kết đang hình thành để mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, người dân Vĩnh Phúc có kỹ năng trồng trọt tốt và nhạy bén với thị trường. Chiến lược sản xuất của tỉnh từ theo hướng hữu cơ tiến đến hữu cơ đối với các sản phẩm, nhất là các loại rau. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cho biết, việc triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hữu cơ nêu trên đã bước đầu chuyển đổi nhận thức của người sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường. Thời gian tới, Vĩnh Phúc sẽ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh cũng duy trì và mở rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ về trồng trọt, chăn nuôi đã có hiệu quả, tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình điểm nông nghiệp hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Tại Đề án Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ và theo hướng hữu cơ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; áp dụng quy trình sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại; kiểm soát tốt các nguy cơ mất an toàn thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người sử dụng... hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường. Tầm nhìn đến năm 2045, Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển bền vững, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, có ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline