Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Vĩnh Long quản lý mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

Thứ hai, 19/08/2024 14:08

TMO - Tĩnh Vĩnh Long xác định, việc quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh góp phần mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường các nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long, đến nay toàn tỉnh có 213 vùng trồng đã được cấp mã số (129 mã số vùng trồng (MSVT) xuất khẩu và 84 MSVT nội địa) với diện tích 3.744,8ha, 4.070 hộ và 13 mã số cơ sở đóng gói. Trong đó, 129 MSVT xuất khẩu còn hiệu lực với diện tích 2.731,3ha: khoai lang 42 mã số, bưởi 5 roi 25 mã số, sầu riêng 20 mã số, chôm chôm 18 mã số, nhãn 13 mã số, lúa 4 mã số, mít 4 mã số, chanh không hạt 2 mã số; xoài 1 mã số, đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU... 84 MSVT nội địa với diện tích 1.013,5ha trên các loại cây: nhãn, mít, sầu riêng, cam, bưởi, măng cụt, lúa, ổi, rau các loại.

Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường, HĐND tỉnh đã ban hành 8 nghị quyết liên quan đến các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp như: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm; hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp,...Việc xây dựng mã số vùng trồng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.

Đồng thời, tỉnh Vĩnh Long cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; thực hiện tốt thông tin, dự báo thị trường, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản của từng thị trường tiêu thụ. Cùng đó, triển khai giải pháp kết nối mở rộng thị trường và kênh phân phối cho nông sản của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, thương mại điện tử; đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Khoai lang được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu nhiều nhất trong các loại nông sản trên địa bàn tỉnh.  

Thông tin từ phòng NN&PTNT huyện Trà Ôn, toàn huyện hiện có 12 xã được cấp 21 MSVT còn hiệu lực (18 mã nội địa và 3 mã xuất khẩu), với tổng diện tích 177,2ha, bao gồm các loại cây trồng chủ lực: cam sành, nhãn, vú sữa, sầu riêng, lúa. Sản lượng 21 MSVT trong 6 tháng đầu năm đạt 11.176 tấn, các vùng sản xuất được cấp MSVT tiêu thụ nông sản thuận lợi, được thương lái trong và ngoài huyện đến tận vườn thu mua. Xác định rõ tầm quan trọng và những lợi ích của MSVT, thời gian qua, ngành chức năng cũng đã tăng cường tuyên truyền, triển khai cho các địa phương, các vùng trồng có đủ điều kiện và tiêu chuẩn cấp MSVT. Đồng thời, tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ MSVT.

Tại huyện Tam Bình, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, từ năm 2020 đến nay, huyện Tam Bình tăng cường vận động nông dân chuyển đổi sang trồng cây ăn trái trên đất trồng lúa được trên 2.300ha, nâng diện tích cây ăn trái đạt 9.983ha. Đối với cây ăn quả, huyện có các vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu: bưởi có diện tích 10ha của 24 hộ tại xã Hòa Hiệp xuất khẩu thị trường EU; chanh không hạt có diện tích 10,2ha của 12 hộ tại xã Ngãi Tứ xuất khẩu thị trường EU, Anh. Hợp tác xã thanh long Hậu Lộc - ấp 7, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình đã xây dựng được vùng nguyên liệu mít ruột đỏ indo với diện tích 30,2ha của 36 hộ dân. Vùng nguyên liệu này đã được cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.  

Cùng với các địa khác trong tỉnh thời gian qua, huyện Măng Thít cũng đã triển khai thực hiện việc thiết lập, quản lý, giám sát MSVT; tập huấn cho 11 vùng trồng xuất khẩu phục vụ công tác phỏng vấn trực tuyến từ phía Trung Quốc, đang chờ Trung Quốc phỏng vấn và hướng dẫn thực hiện, đề nghị cấp 5 MSVT nội địa. Tuy nhiên, việc quản lý, duy trì MSVT đã được cấp gặp nhiều khó khăn. 

Các địa phương tập trung nâng cao chất lượng sản xuất tại các vùng trồng đã được cấp mã tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 

Phòng NN&PTNT huyện Vũng Liêm cho biết, nhờ sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn xây dựng, quản lý MSVT cho nông dân, các tổ chức liên quan nên số lượng MSVT được cấp cho các loại cây trồng phục vụ xuất khẩu và thương mại nội địa tăng nhanh. Đến nay, toàn huyện có 29 MSVT xuất khẩu (tăng 28 MSVT so cùng kỳ năm ngoái) với diện tích 463,35ha thuộc 763 hộ và 27 MSVT nội địa (tăng 27 MSVT so với cùng kỳ năm ngoái) với diện tích là 410,2ha thuộc 560 hộ. 

Đặc biệt, trong số này có 15 MSVT xuất khẩu được cấp cho 371ha trồng sầu riêng trong tổng số hơn 1.227ha sầu riêng trên toàn huyện. Bên cạnh, trên cơ sở kế hoạch xây dựng MSVT năm 2024 của huyện đã ban hành, huyện đang triển khai rà soát, thống kê diện tích bưởi, dừa để hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện bộ hồ sơ đề nghị cấp MSVT, chứng nhận hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đồng thời tiếp tục xây dựng MSVT đối với các loại cây trồng chủ lực và tiềm năng của huyện như xoài cát núm, bưởi da xanh, cam sành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp này đáp ứng cho xuất khẩu và thương mại trong nước. 

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả; chuyển dần sang kinh tế nông nghiệp, giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên.  để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của tỉnh; tập trung phát triển vùng cây trồng theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; huy động nguồn lực hỗ trợ người dân xây dựng mã số vùng trồng, đóng gói sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, liên kết tiêu thụ nông sản. 

Đặc biệt, có các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích, phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo đúng hướng dẫn Trung ương; chú trọng các quy định, điều kiện sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc, các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện nghiêm công tác quản lý, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số... 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như: xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand và Australia là những thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, với hơn 3.900 mã số vùng trồng, 626 mã số cơ sở đóng gói; 

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Cụ thể như: Công văn 5841/BNN-BVTV ngày 26/8/2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc tăng cường giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; Công văn số 2425/BNN-BVTV ngày 27/4/2021 về việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã số phục vụ xuất khẩu; Công văn số 1776/BNN-BVTV ngày 23/3/2023 về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.../.

 

 

Hà Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline