Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 15:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Viết về Cây Di sản Việt Nam - Khuyến khích sự tham gia đông đảo của cộng đồng

Thứ tư, 20/03/2024 16:03

TMO - Sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phát động cách đây 14 năm đã và đang lan rộng khắp cả nước. Vì thế, tại cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024, Ban tổ chức mong muốn nhận được sự hưởng ứng đông đảo của cộng đồng với các bài viết khai thác góc nhìn độc đáo, hấp dẫn của Cây Di sản gắn với văn hóa đời sống của người dân. 

Các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, Cây Di sản không chỉ là tài sản vật chất (cảnh quan môi trường, nguồn gen, thương hiệu sản phẩm...) mà còn là tài sản về tinh thần (nhân chứng lịch sử, hồn quê...) của người dân. 

Trên khắp cả nước, nhiều Cây Di sản gắn liền với ý nghĩa lịch sử, văn hóa của đất nước như: cây đa 1000 tuổi ở đình Quán La (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội). Trong lần về thăm Xuân La tháng 11/1958, Bác Hồ đã đứng dưới bóng mát của cây cổ thụ này căn dặn cán bộ, nhân dân địa phương phải bảo vệ, gìn giữ những cây bóng mát muôn đời cho con cháu mai sau; rặng ruối 18 cây ở thôn Cam Lâm (Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) trên dưới 1000 tuổi từng là nơi vua Ngô Quyền làm chỗ buộc voi chiến, ngựa chiến sau các cuộc tập trận để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc...

Cây Di sản không chỉ là tài sản vật chất mà còn là tài sản về tinh thần của người dân.  

Có thể nói những câu chuyện dân gian, sự tích được truyền từ đời này sang đời khác gắn liền với cây cổ thụ tại các địa phương cho thấy Cây Di sản còn là chứng tích của lịch sử, chứng kiến sự hình thành và phát triển của địa phương...Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc này khi được cộng đồng truyền tải trong các bài viết dự thi sẽ góp phần nâng cao vai trò, nhận thức của của người dân đối với công tác Bảo tồn Cây Di sản. 

Gọi sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là mô hình cộng đồng, của dân, do dân, vì dân cũng từ nhiều lý do. Bởi lẽ vai trò chủ động của cộng đồng từ khâu khảo sát, xác định tuổi, tự nguyện đăng ký, đến khâu xác nhận chủ sở hữu, phương thức tổ chức lễ gắn bia và chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản. Trong những năm qua, các buổi lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam được cộng đồng địa phương tổ chức hết sức trang trọng, không ít buổi Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản được lồng ghép với lễ hội của địa phương (làng, xã, khu di tích, lễ trọng của dòng tộc) gắn với Ngày Đại đoàn kết toàn dân,…

Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản tại nhiều địa phương được tổ chức giống như ngày hội toàn dân. 

Sự kiện được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau: ven rừng, trên bến sông, trong hội trường công sở, trường học, sân chùa, đền miếu,…Tất cả các buổi lễ đều diễn ra rất trang nghiêm, mang màu sắc lễ hội, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết. Người dân ở nhiều địa phương cho biết, nhờ có sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam địa phương mới có điều kiện khôi phục lại lễ hội truyền thống đã bị quên lãng từ lâu. 

Các Cây Di sản cao to hùng vĩ tồn tại, chống chọi thích nghi với khí hậu khắc nghiệt qua hàng trăm năm, ngoài giá trị thẩm mỹ tạo cảnh quan đẹp, nó còn có giá trị văn hóa lịch sử và tâm linh, đặc biệt đã gắn bó với con người và cộng đồng dân cư của các địa phương trên cả nước. Có thể kể đến, quần thể cây Pơ mu tại thuộc địa phận 2 xã Tr’hy và Axan huyện Tây Giang (Quảng Nam) được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tháng 5/2016, đây là niềm tự hào và trách nhiệm của người dân địa phương. Với người Cơ tu, “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang diệt vong”. Người Cơ tu ở đây quan niệm, cây Pơ mu là vật thiêng của dân làng, là nơi trú ngụ của thần linh nên họ hết sức giữ gìn cho con cháu mai sau. Rừng Pơ mu thành Cây Di sản lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn và cần được bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng nguyên sinh quý hiếm này. 

Trong suốt 14 năm qua, hơn 7.000 cây cổ thụ tại 57 tỉnh/thành được công nhận Cây Di sản Việt Nam không chỉ toát lên vẻ hùng vĩ mà trong lớp vỏ sần sùi ấy còn bao nhiêu lớp trầm tích văn hóa gắn với cộng đồng hàng trăm năm, gắn với di tích lịch sử... Không ai khác, cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp của Cây Di sản Việt Nam.

Trước đó, sáng ngày 15/3, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chủ trì Lễ phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Cuộc thi do Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường phối hợp Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thực hiện. Theo Ban tổ chức, sau 5 ngày phát động, đến nay Ban tổ chức đã nhận được 13 tác phẩm của các tác giả gửi tham gia cuộc thi. Đặc biệt, trong số này có 2 tác phẩm của 2 tác giả ở An Giang và Bạc Liêu.

Cây me chua hơn 600 năm tuổi (Cây Di sản Việt Nam) ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải. 

 

 

 

Hoài Dương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline