Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 01:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ về ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Thứ hai, 06/11/2023 19:11

TMO – Là một trong những nước có đường bờ biển dài chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, Việt Nam hiểu rõ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới an ninh, phát triển. Do đó, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ về vấn đề này.

Theo các chuyên gia, tác động của nước biển dâng đang tạo ra những bất ổn và xung đột mới. Đường bờ biển của một số quốc gia đã chứng kiến tốc độ tăng của mực nước biển trung bình lên gấp ba lần, do đó trong những thập kỷ tới, các cộng đồng ở vùng trũng thấp – và toàn bộ các quốc gia – có thể biến mất vĩnh viễn. Các chuyên gia cảnh báo, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của toàn bộ dân cư ở những khu vực này, và chúng ta sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết đối với nước ngọt, đất đai và các nguồn tài nguyên khác.

Mô tả mực nước biển dâng cao như một mối đe dọa nhân lên, hồi giữa tháng 2/2023 trong cuộc họp về tác động của nước biển dâng, Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) António Guterres cho biết hiện tượng này cũng gây nguy hiểm cho việc tiếp cận với nước, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, xâm nhập mặn có thể làm mất việc làm và toàn bộ nền kinh tế trong các ngành như nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch, đồng thời có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như hệ thống giao thông, bệnh viện và trường học. Ông cũng trích dẫn thông tin từ các báo cáo của WMO cho thấy tốc độ gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.

Một phần của quốc đảo Tuvalu. Ảnh: Islandsbusiness

Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó trong 3.000 năm qua. Đại dương toàn cầu đã nóng lên nhanh hơn trong thế kỷ qua so với bất kỳ thời điểm nào trong 11.000 năm qua,” ông nói. "Trong khi đó, WMO chỉ ra rằng ngay cả khi sự nóng lên toàn cầu được giới hạn một cách kỳ diệu ở mức 1,5 độ, thì mực nước biển vẫn sẽ dâng cao đáng kể”. Tốc độ dâng của mực nước biển đã tăng gấp đôi kể từ năm 1993 và đã tăng gần 10 mm kể từ tháng 1 năm 2020 lên mức cao kỷ lục mới vào năm 2022, theo báo cáo chưa chính thức về Tình trạng Khí hậu Toàn cầu năm 2022 của WMO. Chỉ riêng hai năm rưỡi qua mức tăng đã chiếm 10% tổng mức tăng mực nước biển kể từ khi các phép đo vệ tinh bắt đầu cách đây gần 30 năm. Mặc dù con số này vẫn được đo bằng đơn vị milimét mỗi năm, nhưng nó tăng thêm từ nửa đến một mét mỗi thế kỷ và đó là mối đe dọa lớn và lâu dài đối với hàng triệu cư dân ven biển và các quốc gia nằm ở vùng trũng thấp.

Tác động của nước biển dâng đang ngày một phổ biến và rõ rệt hơn, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm chung hỗ trợ các nước chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nước biển dâng cũng làm dấy lên câu hỏi về sự tiếp nối của tư cách quốc gia, chủ quyền và vùng biển, và tình trạng thành viên liên hợp quốc LHQ và Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan phù hợp để thảo luận vân đề này.

Phát biểu tại phiên thảo luận của ĐHĐ LHQ diễn ra hôm 3/11 về mối đe dọa của nước biển dâng, Chủ tịch ĐHĐ Dennis Francis kêu gọi đảm bảo an ninh, bền vững trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy cách tiếp cận tập thể để hiện thực hóa lời kêu gọi không bỏ ai lại phia sau. Cũng trong phiên thảo luận này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ cho rằng, huy động ý chí chính trị và hành động của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước dễ bị tổn thương trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.

(Ảnh minh họa) 

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết, nước biển dâng là hậu quả trực tiếp của tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người, trong đó có người dân Việt Nam. “Vấn đề nước biển dâng và tất cả nỗ lực, biện pháp giải quyết tác động nước biển dâng cần phải được xem xét dựa vào luật pháp quốc tế, trong đó Công ước LHQ về luật biển 1982”, Đại sứ Giang nhấn mạnh.

Việt Nam hoan nghênh nghiên cứu của Ủy ban Luật quốc tế về quy định và diễn giải của luật pháp quốc tế trong vấn đề nước biển dâng, cũng như hoan nghênh ĐHĐ LHQ đã thông qua Nghị quyết về xin ý kiến tư vấn Tòa án công lý quốc tế về cam kết của các quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Để có thể giải quyết hiệu quả tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các nước có trách nhiệm thực hiện các cam kết và tăng cường hành động và tài chính cho khí hậu, trong đó có các cam kết đưa ra tại Hội nghị các nước thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP) và Hội nghị Thượng đỉnh tham vọng khí hậu tháng 9/2023. Việt Nam kêu gọi đẩy nhanh việc thành lập Quỹ đền bù tổn thất và thiệt hại được các nước thống nhất tại Hội nghị COP-27.

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, lợi ích của các nước ở trong hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có các nước đảo nhỏ đang phát triển, những nước dễ bị tổn thương nhất do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cần phải được tính đến trong tất cả các kế hoạch, chương trình và hành động. Huy động ý chí chính trị và hành động của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Là một trong những nước có đường bờ biển dài chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, Việt Nam hiểu rõ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới an ninh, phát triển và nỗ lực tăng cường hành động khí hậu để thực hiện cam kết, trong đó có thành lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng và xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực, đồng thời sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt, bài học với các nước và các đối tác trong nỗ lực chung để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

 

 

HƯƠNG LAN

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline