Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 22:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ hai, 24/02/2025

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 24/02/2025 16:02

TMO - Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với chính quyền huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi tại cửa đình Ba Làng, xã Bắc Bình.

Tới tham dự và trao Quyết định, Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam có Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Trưởng ban Truyền thông môi trường Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; cùng đông đảo đại diện chính quyền địa phương và người dân trong khu vực.

Tại Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam, lãnh đạo UBND xã Bắc Bình chia sẻ, việc bảo tồn những Cây Di sản  cũng là tưởng nhớ, tôn vinh công đức của 5 vị Thành Hoàng làng và 3 vị Sơn Thần có công âm phù Vua Hùng thứ 18 và các vị tướng lĩnh đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Tại sân đình và dưới gốc cây trôi cổ thụ, ngày 23/8/1945 người dân địa phương đã tập hợp dưới lá cờ của Việt Minh trước khi  tiến về thị xã Vĩnh Yên để giành lại chính quyền từ Thực dân Pháp. Sau đó, có 6 người con của Ba Làng đã anh dũng hy sinh. Đầu năm 1950, khi quân Pháp mở trận Xuân Trạch, càn quét qua đây, đã khiến một người con của Ba Làng hi sinh ngay trước cổng đình.

Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định, Bằng công nhận Cây trôi Di sản cho đại diện chính quyền địa phương. 

Và ngôi đình này được xây lên từ nền của một trong trong những ngôi đình của 3 làng cũ (gồm làng Hoàng Chỉ, Bình Chỉ, Yên Thích) đã bị giặc Pháp đốt năm 1951. Với những dấu ấn lịch sử của ngôi đình và cây trôi Di sản đã góp phần giáo dục, nhắc nhở các thế hệ con cháu về truyền thống quê hương.

Cây trôi cũng là cây cổ thụ đầu tiên của địa phương được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Điều đặc biệt là cây trôi này có thân cành rất xù xì, vài chỗ trên thân cây đã bị mục ruỗng do bị bom đạn thời kháng chiến chống thực dân Pháp găm vào, tuy nhiên cành lá vẫn xanh và cho quả quanh năm.

Sự kiện vinh danh Cây trôi Di sản có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng và người dân sống trong khu vực. Cây trôi không chỉ là minh chứng cho sự trường tồn với thời gian, chứng kiến sự đổi thay, phát triển của người dân nơi đây, mà còn có ý nghĩa  quan trọng trong đời sống tâm linh, bảo vệ, bảo tồn tính đa dạng sinh học cũng như nguồn gen quý giá. Từ đó tạo dựng môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

 

 

Thu Phương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline