Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/07/2025 09:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ sáu, 25/07/2025

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 17/02/2025 16:02

TMO - Mới đây, chính quyền và nhân dân thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây hoa gạo cổ thụ 160 năm tuổi.

Tham dự buổi lễ có Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Tại buổi lễ, lãnh đạo chính quyền địa phương chia sẻ, tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ công lao của tổ tiên, tự hào về truyền thống quê hương và lịch sử hào hùng của dân tộc.

TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (thứ 2 từ phải sang) chúc mừng địa phương có cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam. 

Được biết, cây gạo cổ thụ vừa được công nhận Cây Di sản nằm trên bờ đê hữu ngạn sông Thương, gắn liền với sự tích miếu Bà Cô. Theo dân gian truyền lại, một nữ tướng của nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy đã hy sinh tại đây trong một trận chiến không cân sức với thực dân Pháp. Sau khi bà trầm mình xuống dòng sông Thương, nhân dân đã đưa bà lên bờ, chôn cất và lập miếu thờ cạnh gốc cây gạo, từ đó hình thành một di tích linh thiêng.

Các vị địa biểu chụp ảnh lưu niệm dưới gốc cây gạo Di sản.

Ngày nay, cây gạo không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách. Mỗi mùa hoa gạo nở, khung cảnh nơi đây lại thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh. Tour du lịch kết hợp giữa điểm đến này với chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Yên Dũng), suối Mỡ (Lục Nam) và Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) cũng ngày càng được nhiều du khách lựa chọn.

Việc công nhận cây gạo làng Tân Mỹ là Cây Di sản Việt Nam không chỉ giúp bảo tồn một phần di sản thiên nhiên quý giá mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ cảnh quan, lịch sử và văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, sự kiện cây gạo cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam không những làm tôn thêm giá trị lịch sử, văn hóa vốn có mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường.

Trước đó, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) họp xét duyệt, đề xuất công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với nhiều cây cổ thụ trên cả nước, trong đó có cây gạo 160 năm tuổi ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang.

 

 

Thuỳ Dung

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline