Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 02:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Viện lâm nghiệp “đánh rơi” hơn 2.000 ha rừng

Thứ ba, 01/03/2022 09:03

TMO – Là đơn vị có chức năng nghiên cứu chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp và được giao 3.280 ha rừng, đất rừng. Tuy nhiên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên) đã để “mất” hơn 2.000 ha. 

Mới đây (28/2), Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Nông công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng tại lâm phần do Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên quản lý. Trước đó, năm 2003 Viện này được tỉnh Đắk Lắk (cũ, nay là tỉnh Đắk Nông) giao 3.280 ha đất, rừng (thuộc xã Đăk P'lao, huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk, nay là xã Đăk Som, huyện Đăk G'long, tỉnh Đắk Nông). Sau khi nhận rừng, đất rừng, Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, để mất trên 2.000 ha.

Ngoài ra, Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên không xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, phương án phòng cháy chữa cháy rừng... “Dự án lâm sinh” thực hiện cũng không hiệu quả, chưa đạt đúng mục tiêu phê duyệt.

Khu vực đất rừng Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên để mất.

Theo cơ quan chức năng Đắk Nông, trách nhiệm để mất rừng thuộc về tập thể Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên và cá nhân các giám đốc, trạm trưởng, kiểm lâm địa bàn, chủ tịch UBND xã qua các thời kỳ...

Cụ thể, theo cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, trách nhiệm để mất rừng thuộc về tập thể Viện Lâm nghiệp Tây Nguyên. Về cá nhân có các ông Hứa Vĩnh Tùng (giám đốc viện từ 2003 – 2009), ông Nguyễn Thành Mến (giám đốc viện từ 2009 – 2021); ông Phạm Văn Trọng (Trưởng trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Đắk Plao từ 2005 đến nay). Ngoài ra, còn có trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn từ 2005 đến 2020; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đắk G’long, qua các thời kỳ, gồm các ông: Quách Đông Nhị, Hoàng Tiến Mạnh, Đỗ Ngọc Trai, Lê Văn Hà, Nguyễn Bá Đường. Chủ tịch UBND xã Đắk Som qua các thời kỳ, gồm: Ông K’Măng từ 2003 - 2007, ông K’Tang từ 2007 - 2016, ông Hoàng Huy Tùng ông 2016 - 2020…

Được biết, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi hơn 2.100 ha đất lâm nghiệp và hơn 961 ha đất, rừng giao cho Viện quản lý nhưng bị người dân lấn chiếm. Viện được yêu cầu phải khắc phục hậu quả, xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan.

 

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline