Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 18:11
Thứ sáu, 10/05/2024 07:05
TMO - Sự biến mất của sông băng cuối cùng Humboldt, khiến Venezuela là quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan chảy.
Năm 1910, Venezuelacó 6 sông băng trải rộng trên tổng diện tích 1.000 km2. Tuy nhiên chúng đã suy giảm thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn để được phân loại là sông băng. 5 sông băng của Venezuela đã biến mất vào năm 2011, chỉ còn sông băng Humboldt, tồn tại trong công viên quốc gia Sierra Nevada. Tuy nhiên, Humboldt hiện cũng thu hẹp đến mức được phân loại lại thành cánh đồng băng.
Các sông băng tại Venezuela đã biến mất hoàn toàn.
Trước đó, sông băng Humboldt có diện tích 4,5 km2, nhưng hiện nó trải rộng chưa đến 0,02 km2. Thông thường, một mảng băng phải có diện tích ít nhất 0,1 km2 mới được coi là sông băng. Độ bao phủ sông băng ở Venezuela giảm 98% từ năm 1953 đến năm 2019. Tốc độ mất băng tăng nhanh sau năm 1998, đạt mức đỉnh điểm khoảng 17% mỗi năm kể từ năm 2016 trở đi. Cũng trong tháng 12/2022, chính phủ Venezuela tiến hành phủ vải địa kỹ thuật lên sông băng Humboldt với hy vọng cách nhiệt và bảo vệ nó.
Theo các nhà khoa học, sự mất đi của các sông băng không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho dân số thế giới. Hơn 2 tỷ người trên Trái đất sử dụng nước sông băng để sản xuất năng lượng hoặc để tưới cho cây trồng. Băng tan cũng có thể tạo ra rủi ro ở vùng núi, chẳng hạn như sự cạn kiệt của các hồ băng có thể gây ra hậu quả rõ ràng cho các hoạt động trên núi cao và cơ sở hạ tầng xung quanh. Các sông băng trên núi chứa đủ băng để nâng mực nước biển toàn cầu dâng lên 40cm.
Đức Bình
Bình luận