Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

VACNE: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình du lịch sinh thái

Thứ tư, 20/04/2022 15:04

TMO – Du lịch sinh thái đang là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch bởi tiềm năng và lợi thế. Tuy nhiên, làm thế nào để nắm bắt cơ hội, khai thác có hiệu quả theo hướng bền vững đối với loại hình du lịch này đang là bài toán cần lời giải.

Trong Hội thảo mới đây về “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phát triển mô hình du lịch sinh thái” tại Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Các chuyên gia cho rằng cần ghép du lịch sinh thái vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và cần nghiên cứu, áp dụng một số mô hình phát triển du lịch sinh thái, hiện một số quốc gia đang áp dụng rất thành công. Những quốc gia này có nét tương đồng với Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo. 

Nổi danh là vùng đất hiếu học, giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi sản sinh ra nhiều bậc hiền tài lưu danh sử sách. Với 18 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 79 di tích lịch sử cấp tỉnh, vùng đất Hoằng Hóa (huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa) được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, điển hình là xã Hải Tiến.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hoàng Hóa nói riêng đang nỗ lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu nên phải tận dụng điều này để phát triển du lịch gắn kết với công tác bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử.

Dưới góc nhìn chuyên sâu về công tác môi trường, các chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất trong phát triển du lịch nói chung và sinh thái nói riêng là bảo vệ môi trường, tìm “lối đi” cho rác thải từ các hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong khai thác, phát triển. Chuyên gia lưu ý, phải làm tốt công tác về môi trường để đáp ứng 3 yếu tố xanh - sạch - đẹp.

TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Trước đó, ngày 19/4, tại huyện Hoàng Hóa (Thanh Hóa), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phát triển mô hình du lịch sinh thái xã Hải Tiến”. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và nhiều thành phần có liên quan.

Nhiều giải pháp đã được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra trong hội thảo này để tham luận. Đây là những giải pháp tối ưu, thực tiễn, nhằm tận dụng tối đa lợi thế để phát triển hiệu quả du lịch sinh thái xã Hải Tiến theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự Hội thảo (từ trái sang: GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, GS. NGND Trần Hiếu Nhuệ, GS. TS Đặng Kim Chi, GS.TSKH Trần Công Khánh)

Theo TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), đây là một trong những hoạt động trọng tâm của VACNE trong năm 2022, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá; Hơn nữa đây cũng là xu hướng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị bền vững ở nước ta. TS. Nguyễn Ngọc Sinh cho rằng, đây không chỉ đem lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mà còn góp phần to lớn cho bảo vệ cảnh quan, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline