Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

VACNE: Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Thứ năm, 28/07/2022 14:07

TMO – Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân như thế nào nếu xảy ra sự cố trong trong hoạt động dầu khí cần phải được làm rõ và cụ thể hơn. Đây là nội dung góp ý của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đối với Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Theo đó, trong “Hội thảo về Luật dầu khí sửa đổi: Hoàn thiện nội dung những chính sách về dầu khí” vừa được Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam đồng chủ trì tổ chức mới đây đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ giới chuyên gia.

Theo ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký VACNE, những sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” thường xảy ra ở ngoài khơi và sau đó xâm nhập vào bờ biển miền Trung và miền Nam nước ta gây thiệt hại lớn về kinh tế và hậu quả lâu dài về môi trường. Ông Sơn cho rằng, những sự cố tràn dầu được gọi là “không rõ nguyên nhân” đang diễn ra khá phổ biến trong thời gian gần đây. Hiện tượng này có thể do chất thải chứa dầu xả phi pháp từ các tàu biển lưu thông trên hải phận quốc tế, hoặc do sự cố kĩ thuật khoan thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí, thu dọn công trình dầu khí…

Phần dầu nổi dạt vào bờ biển của nước ta, chỉ là một phần nhỏ của tổng lượng chất nguy hại đã thoát ra môi trường nước. Nguy hiểm hơn, khó phát hiện và gây hậu quả nghiêm trọng hơn là hiện tượng dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển do các hoạt động dầu khí, xử lý các lỗ khoan thăm dò chưa có dầu cũng như lỗ khoan sau khai thác, khi triển khai hoạt động khai thác, thu dọn công trình dầu khí…

Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu.

Nguyên nhân chính là việc điều tra làm rõ thủ phạm của các sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân, dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển không được triển khai quyết liệt đến cùng. Đặc biệt, trong dự thảo Luật Dầu khí, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí đối với việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường chưa được chú trọng. “Các ý kiến đóng góp liên quan đến vấn đề này qua các hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật chưa được tiếp thu, thậm trí còn bị cắt giảm hơn Dự thảo trước đó. Nội dung liên quan đến phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường không được nêu trong điều khoản riêng, mà được lồng ghép không rõ ràng trong một số Điều trong dự thảo mới nhất ngày 29/04/2022”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, cần làm rõ và bổ sung vào bộ Luật quan trọng này một số nội dung như: Thứ nhất, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải xây dựng, trình cơ quan quản lý thẩm định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu khẩn cấp sự cố môi trường; Triển khai thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu khẩn cấp sự cố môi trường sau khi được phê duyệt.

Thứ hai, “cơ quan quản lý” ở đây cần xác định rõ là cơ quan nào, bộ ngành nào? Và cơ quan quản lý cần thẩm định, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu khẩn cấp sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí; Kiểm tra đánh giá thực tế trước khi thẩm định, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu khẩn cấp sự cố môi trường; Kiểm tra thực tế việc triển khai kế hoạch của tổ chức, cá nhâu sau thẩm định phê duyệt.

 

 

Phạm Dung (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline