Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

VACNE cử chuyên gia về Bắc Giang tư vấn chữa bệnh, phục hồi cây cổ thụ

Thứ năm, 15/09/2022 11:09

TMO – Các chuyên gia khuyến cáo địa phương về cách chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ, bởi nếu làm không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự sống của cây.

Trong chuyến khảo sát, đánh giá thực trạng Cây Di sản mới đây tại thôn Khánh, xã Lương Phong, Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho rằng nguyên nhân dẫn đến cây dã hương Di sản bị suy kiệt, kém phát triển là do cộng đồng chăm sóc và bảo vệ cây chưa phù hợp, nhất là việc xây bồn xung quanh, lấp đất quanh gốc làm cho dễ cây thiếu dưỡng khí, bị nấm mốc xâm hại.

Sau khi kiểm tra, đánh giá, GS.TS Phạm Văn Lầm, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam – chuyên gia đầu ngành về bảo vệ thực vật đề nghị cắt loại bỏ những cành khô, sử dụng bôi thuốc sát khuấn, loại bỏ hết đất chèn ép quanh gốc cây (tuyệt đối không làm xây sát vỏ và rễ cây). Cùng với việc tưới dung dịch nước chứa nấm đối kháng chữa bệnh thối rễ, phải phun ngay chế phẩm diệp lục tố vào gốc cây và lên cành lá. Sau khi cây có dấu hiệu hồi phục thì bón phân lân, đạm dần dần thành nhiều đợt.

Chụp ảnh lưu niệm bên cây dã hương Di sản năm 2013.

Sau buổi làm việc, Bí thư Đảng Ủy và Chủ tịch UBND xã Lương Phong, gửi lời cảm ơn và tiếp thu kiến nghị của các chuyên gia về biện pháp chăm sóc, đồng thời sẽ tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ, giữ gìn Cây Di sản. Cũng trong chuyến công tác này, các chuyên gia của VACNE đã đến khảo sát cây Dã Hương cổ thụ khác (cũng thuộc địa bàn xã Lương Phong). Nếu đủ tiêu chuẩn thì đây sẽ là cây dã hương cổ thụ thứ 2 của xã Lương Phong được công nhận Cây Di sản.

Trước đó, tiếp nhận thông tin từ địa phương về việc Cây Di sản đang bị suy kiệt, có hiện tượng héo lá, kém phát triển, VACNE đã cử đoàn chuyên gia đến kiểm tra, đồng thời hỗ trợ, giúp địa phương khắc phục. Cây cổ thụ dã hương tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam vào tháng 11/2013.

 

 

Phạm Dung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline