Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

VACNE: Cần quan tâm đến các mô hình sáng tạo của cộng đồng

Thứ bảy, 19/11/2022 13:11

TMO – Những thách thức về môi trường và sự biến đổi khí hậu hiện nay đều do con người gây ra nên việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là điều tất yếu.

Hội thảo “Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh phục vụ phát triển kinh tế theo hướng bền vững” diễn ra hôm 18/11 tại Hải Phòng do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhiều mô hình sáng tạo của cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh bền vững cũng được giới thiệu trong Hội thảo này.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VACNE

Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đây là Diễn đàn khoa học đầu tiên tại Việt Nam sau khi Hội nghị COP27 tại Ai Cập vừa kết thúc. Hội thảo thể hiện sự quyết tâm thực hiện những cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp, để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 

Tại Hội thảo này, gần mười báo cáo, tham luận và mô hình phát triển kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu của các Hội thành viên được trình bày, trong đó có một số nhà khoa học hàng đầu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Hải Phòng, Viện tài nguyên & Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường & sức khoẻ cộng đồng (Bộ Quốc phòng)…

TS. Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: VACNE

Tất cả các báo cáo, tham luận, cũng như những ý kiến đóng góp tại Hội thảo đều được thảo luận, dưới những góc nhìn chuyên ngành khác nhau. Song, các đại biểu đều khẳng định: những thách thức về môi trường; sự biến đổi khí hậu hiện nay đều do con người gây ra; Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là tất yếu. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư nghiên cứu, tổng kết các mô hình sáng tạo của cộng đồng và có chính sách khuyến khích toàn dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

 

 

Phạm Dung (t/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline