Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 05:11
Thứ sáu, 14/07/2023 14:07
TMO – Ngoài yếu tố mang tính khách quan, tự nhiên thì các hoạt động dân sinh như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển, xây dựng nhà ở, trường học, đường, trong đó có xây dựng các nhà máy thủy điện để bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước…đây cũng là hoạt động khiến cho mất ổn định sườn dốc, là nguyên nhân kích hoạt khiến tai họa có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, các đợt thiên tai đang có xu hướng khốc liệt hơn, mức độ ảnh hưởng và gây hậu quả khủng khiếp hơn so với thiên tai lịch sử đã xảy ra năm 1999 ở khu vực miền Trung với 4 trận bão liên tiếp. Cơn bão số 9 là cơn bão mạnh nhất 20 năm vừa qua, mưa lũ kéo dài đã gây ra những điểm có lượng mưa lớn hơn năm 1999. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương và thông tin kịp thời đã giúp giảm nhiều thiệt hại so với năm 1999.
Với tác động của con người cùng thiên tai, nhiều chuyên gia cho rằng miền Trung là khu vực đồi núi cao, địa chất có nhiều đất đá cổ nứt nẻ, có nhiều đất sét, hết sức bất lợi, nên mưa lớn và mưa lâu ngày chứa trong lớp phong hóa này trở nên nhão và có lực trượt kéo xuống phía dưới. Ngoài ra, các hoạt động dân sinh, chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển, xây dựng nhà ở, trường học, đường, trong đó có xây dựng các nhà máy thủy điện để bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước…đây cũng là hoạt động khiến cho mất ổn định sườn dốc, là nguyên nhân kích hoạt khiến tai họa có thể xảy ra.
(Ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến cho rằng, diện tích rừng bị thu hẹp là một trong những nguyên nhân gây sạt lở đất. Tuy nhiên, cần phải đánh giá trong từng trường hợp cụ thể, vì có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đơn cử, trong vụ sạt lở đất xảy ra tại thủy thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế) vào đầu tháng 10/2020 thì công trình thủy điện này đang xây dựng, đang trong quá trình cắt vào sườn núi thì xảy ra sự cố.
Về đánh giá tác động môi trường đối với các công trình (đặc biệt là thủy điện), cơ quan chức năng luôn luôn đánh giá yếu tố tác động đặc thù như rừng, thảm thực vật, đa đạng sinh học, dòng chảy tối thiểu mà thủy điện phải trả lại cho hạ du, các đập thủy điện và các yếu tố liên quan khác. Luật Lâm nghiệp đã có các quy định rất chặt chẽ cho việc chuyển đổi đất rừng, nên đối với việc bảo đảm rừng, phát triển rừng thì một số nhà máy thủy điện đã bắt đầu nâng cao nhận thức, vừa giữ nguồn sinh thủy cho khu vực nhà máy, vừa bảo đảm tránh sạt lở đất. Các chuyên gia cho biết, để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất, đá, các bộ, ngành đã tham mưu cho Chính phủ loại bỏ hành trăm dự án thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều điểm có thể tính toán xây dựng thủy điện cần phải được đánh giá, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để vừa bảo đảm sự phát triển môi trường bền vững, vừa tránh được những rủi ro thiên tai.
PHẠM DUNG
Bình luận