Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 00:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Tuyến đường hầm dưới biển dài nhất thế giới nối liền hai quốc gia châu Âu

Thứ năm, 22/09/2022 22:09

TMO - Ở độ sâu 40 mét dưới biển Baltic, đường hầm Fehmarnbelt được coi là dài nhất thế giới sẽ nối liền Đan Mạch và Đức vào năm 2029. 

Sau hơn 1 thập kỷ lên kế hoạch, việc xây dựng đường hầm Fehmarnbelt đã bắt đầu từ năm 2020. Sau vài tháng, một bến cảng tạm thời được hoàn thành bên phía Đan Mạch. Nơi đây sẽ đặt một nhà máy sản xuất các hầm bê tông đúc sẵn để xây dựng đường hầm. Femern A/S, công ty Đan Mạch phụ trách dự án cho biết theo dự kiến, dây chuyền sản xuất đầu tiên sẽ sẵn sàng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Theo đó, vào đầu năm 2024, đơn vị này sẽ triển khai đoạn đường hầm đầu tiên. 

Đường hầm dài 18 km là một trong những cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với ngân sách hơn 7 tỷ USD. Mỗi đoạn đường hầm sẽ dài 217 m (bằng khoảng 1/2 chiều dài tàu container lớn nhất thế giới), rộng 42 m và cao 9 m, trọng lượng mỗi đoạn là 73.000 tấn.

Nhà máy bên phía Đan Mạch sẽ lắp ráp 89 đoạn đường hầm. Ảnh: Femern A/S 

Các đoạn đường hầm sẽ được đặt ngay bên dưới đáy biển, cách mực nước biển 40 m ở điểm sâu nhất, được chuyển vào vị trí bằng xà lan và cần trục. Việc đặt các đoạn đường hầm sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Tổng cộng 2.500 người sẽ làm việc trực tiếp trong dự án xây dựng. So với đường hầm Fehmarnbelt, đường hầm eo biển Manche dài 50 km nối Anh và Pháp hoàn thành vào năm 1993, tiêu tốn 13,6 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay.

Đường hầm mới sẽ chạy qua Fehmarn Belt-eo biển nằm giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, được thiết kế nhằm thay thế dịch vụ phà hiện nay từ Rodby và Puttgarden hiện đang chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Thay vì mất 45 phút để đi qua eo biển bằng phà, thời gian di chuyển sẽ rút ngắn xuống 7 phút bằng tàu và 10 phút bằng xe hơi. 

Ông Jens Ole Kaslund, Giám đốc kỹ thuật tại Femern A/S cho biết: Hiện nay nếu đi tàu từ Copenhagen (Đan Mạch) tới Hamburg (Đức) sẽ mất 4 tiếng rưỡi. Nhưng khi hoàn thành đường hầm, hành trình đó sẽ rút ngắn còn 2 tiếng rưỡi. Ngoài lợi ích đối với tàu và xe chở khách, đường hầm cũng có tác động tích cực tới tàu và xe tải chở hàng do tạo ra lộ trình đường bộ giữa Thụy Điển và Trung Âu với độ dài ngắn hơn 160 km so với hiện nay.

Năm 2008, Đức và Đan Mạch đã ký hiệp ước xây dựng đường hầm Fehmarnbelt. Cả hai nước mất hơn một thập kỷ để thông qua những văn bản pháp lý cần thiết và tiến hành nghiên cứu về tác động đối với địa kỹ thuật và môi trường.

 

 

Minh Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline