Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tuổi thọ của con người có thể giản do ô nhiễm không khí

Thứ ba, 17/10/2023 07:10

TMO - Tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng có thể làm giảm hơn 5 năm tuổi thọ của mỗi người dân ở Nam Á, một trong những khu vực ô nhiễm nhất thế giới.

Viện Chính sách Năng lượng (EPIC) của Đại học Chicago cho biết, khu vực Nam Á bao gồm các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới như Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan, chiếm hơn một nửa tổng số năm sống bị giảm đi do ô nhiễm trên toàn cầu. Thực trạng công nghiệp hóa nhanh chóng và dân số tăng đã góp phần làm giảm chất lượng không khí ở Nam Á, nơi mức độ ô nhiễm dạng hạt hiện cao hơn 50% so với đầu thế kỷ và đang làm lu mờ những nguy hiểm do các mối đe dọa sức khỏe lớn hơn gây ra.

Tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng có thể làm giảm hơn 5 năm tuổi thọ của mỗi người dân ở khu vực Nam Á. 

Theo nghiên cứu, sử dụng dữ liệu vệ tinh để tính toán tác động của việc gia tăng hạt siêu mịn trong không khí, người dân ở Bangladesh, quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, có thể mất trung bình 6,8 năm tuổi thọ mỗi người, so với 3,6 tháng ở Mỹ. Báo cáo cho biết, Ấn Độ chịu trách nhiệm cho khoảng 59% mức độ ô nhiễm không khí gia tăng trên thế giới kể từ năm 2013, và không khí độc hại có nguy cơ rút ngắn cuộc sống hơn nữa ở một số khu vực ô nhiễm hơn của nước này. Tại thủ đô New Delhi đông dân, siêu thành phố ô nhiễm nhất thế giới, tuổi thọ trung bình đã giảm hơn 10 năm.

Báo cáo cho biết, việc giảm mức độ các hạt bụi mịn trong không khí gây hại cho phổi, được gọi là PM2.5, xuống mức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị có thể giúp tăng tuổi thọ trung bình thêm 2,3 năm đối với mỗi người, hoặc tổng cộng 17,8 tỷ năm sống cho toàn bộ người dân Ấn Độ.

Theo báo cáo, tuổi thọ trung bình của mỗi người dân ở Pakistan sẽ tăng thêm 3,9 năm khi nước nay đáp ứng các hướng dẫn của WHO về giới hạn nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm ở mức 5 microgam/m3. Trong khi đó, một người ở Nepal sẽ sống lâu hơn 4,6 năm nếu khuyến nghị này được đáp ứng. Trung Quốc đã nỗ lực giảm ô nhiễm 42,3% từ năm 2013 đến năm 2021, đồng thời nhấn mạnh, các chính phủ cần tạo ra cơ sở dữ liệu chất lượng không khí có thể truy cập được, qua đó giúp thu hẹp tình trạng bất bình đẳng toàn cầu trong việc tiếp cận các công cụ chống ô nhiễm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp. So với các nguyên nhân gây tử vong sớm khác, tác động của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 có thể được so sánh với việc hút thuốc lá, cao gấp ba lần so với sử dụng rượu và nước không vệ sinh, gấp sáu lần so với bệnh HIV/AIDS.  Năm 2013, Liên Hợp Quốc đã xếp bụi mịn PM2.5 vào danh sách các tác nhân gây ung thư. WHO khuyến cáo mật độ bụi mịn PM2.5 trong không khí không được vượt 15 microgam/m3 trong bất kỳ khoảng thời gian 24 giờ nào, hoặc 5 microgam/m3 tính trung bình trong cả năm.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline